Viêm dạ dày ở trẻ em: 5 Nguyên nhân và 4 cách chữa

Cập nhật 21/01/2025

20

Tác giả:Phạm Quang Nam

Chuyên mục:Tiêu hóa

Viêm dạ dày ở trẻ em là một bệnh lý về tiêu hóa có thể làm trẻ bị kiệt sức nếu không được điều trị kịp thời. Cùng Tổ hợp y tế MEDIPLUS tìm hiểu thêm các nguyên nhân gây bệnh, dấu hiệu bệnh cũng như cách điều trị bệnh viêm dạ dày ở trẻ nhỏ ngay sau đây. 

1. Nguyên nhân viêm dạ dày ở trẻ em

Trẻ em bị viêm dạ dày có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, phổ biến nhất là: 

Nhiễm vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori)

Khoảng 60-90% trẻ em mắc viêm dạ dày tá tràng do nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori, một loại vi khuẩn có khả năng lây lan từ người sang người. Vi khuẩn này xâm nhập vào dạ dày và ruột non, gây viêm. Tuy nhiên, con đường lây lan cụ thể của vi khuẩn vẫn chưa được xác định rõ, mặc dù một số nghiên cứu cho thấy vi khuẩn có thể truyền qua thực phẩm hoặc nước bị nhiễm khuẩn.

Vi khuẩn HP có khả năng lây lan từ người sang người

Vi khuẩn HP có khả năng lây lan từ người sang người

Lạm dụng thuốc hoặc dùng sai cách

Bệnh viêm dạ dày ở trẻ em có thể do ba mẹ cho bé dùng thuốc sai cách hoặc dùng quá liều. Lạm dụng thuốc, đặc biệt là thuốc giảm đau hạ sốt (Ibuprofen, Aspirin) và thuốc chống viêm không steroid (Naproxen), là một nguyên nhân phổ biến gây viêm dạ dày tá tràng ở trẻ em

Chế độ ăn uống không khoa học

Chế độ ăn uống không khoa học cũng là nguyên nhân viêm dạ dày ở trẻ em. Trẻ ăn uống không khoa học, ăn quá nhiều thức ăn cay nóng, dầu mỡ, đồ ăn vặt hoặc thức ăn nhanh có thể dẫn đến viêm dạ dày tá tràng. Những thực phẩm này kích thích tăng tiết axit dạ dày, gây kích ứng niêm mạc dạ dày và tá tràng.

Ăn uống thiếu khoa học, ăn đồ nhiều dầu mỡ

Ăn uống thiếu khoa học, ăn đồ nhiều dầu mỡ

Căng thẳng, stress kéo dài

Căng thẳng kéo dài khiến cơ thể tiết ra nhiều hormone cortisol, làm tăng sản xuất axit dạ dày, gây kích ứng niêm mạc dạ dày và tá tràng. Stress cũng giảm lưu lượng máu đến dạ dày, suy yếu miễn dịch và tăng nguy cơ mắc bệnh dạ dày tá tràng. Đây cũng là nguyên nhân viêm dạ dày ở trẻ em

Nguyên nhân khác

Ngoài các nguyên nhân phổ biến, một số yếu tố khác cũng có thể gây viêm dạ dày tá tràng ở trẻ em, bao gồm:

  • Bệnh Crohn, bệnh tự miễn gây viêm teo dạ dày.
  • Bệnh Celiac, trào ngược mật.
  • Hệ miễn dịch yếu và nhiễm trùng do virus, như herpes virus.
  • Chấn thương dạ dày, ruột non.
  • Tiền sử đặt máy thở.
  • Hít khói thuốc lá thường xuyên.
  • Xạ trị và hóa trị.

2. Dấu hiệu viêm dạ dày ở trẻ em

Triệu chứng của bệnh viêm dạ dày ở trẻ em dễ nhầm lẫn với các rối loạn tiêu hóa khác. Việc phát hiện sớm rất quan trọng để điều trị kịp thời, tránh biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Dưới đây là một số dấu hiệu dễ nhận biết bệnh: 

Trẻ hay đau bụng

Đau bụng ở trẻ có thể do nhiều nguyên nhân, như rối loạn tiêu hóa hay đau bụng giun, dẫn đến việc nhiều bậc phụ huynh bỏ qua triệu chứng này, khiến viêm dạ dày tá tràng bị phát hiện muộn. Khoảng 17-70% trường hợp trẻ đau bụng kéo dài do các vấn đề tiêu hóa hoặc bệnh dạ dày tá tràng. Khoảng 56-79% trẻ đau bụng tái diễn do nhiễm vi khuẩn H.P.

Trẻ hay bị đau bụng có thể là dấu hiệu ban đầu của viêm dạ dày

Trẻ hay bị đau bụng có thể là dấu hiệu ban đầu của viêm dạ dày

Đối với viêm dạ dày tá tràng, khoảng 81-97% trẻ mắc bệnh có biểu hiện đau bụng, thường đau trên rốn hoặc quanh rốn. Đau bụng xảy ra theo cơn, thất thường, tái đi tái lại và thường liên quan đến bữa ăn, có thể xảy ra trước hoặc sau bữa ăn.

Nôn ói, có khi ói ra máu

Buồn nôn và nôn là những triệu chứng thường gặp ở trẻ bị viêm dạ dày tá tràng. Khoảng 30-47% trẻ mắc bệnh này sẽ gặp phải các biểu hiện như cảm giác buồn nôn và nôn mửa. Những triệu chứng này thường xuất hiện khi niêm mạc dạ dày bị kích ứng do axit dạ dày tăng cao hoặc viêm nhiễm do vi khuẩn. Nôn có thể xảy ra ngay sau khi ăn, gây ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và làm trẻ cảm thấy mệt mỏi.

Trẻ nôn ói có máu cũng là dấu hiệu của bệnh

Trẻ nôn ói có máu cũng là dấu hiệu của bệnh

Trẻ hay bị đầy hơi, ợ chua, khó tiêu

Khoảng 25-30% trẻ bị viêm dạ dày tá tràng sẽ có các triệu chứng như ợ hơi, đầy bụng và khó tiêu. Những triệu chứng này thường xảy ra do viêm niêm mạc dạ dày và tá tràng, làm quá trình tiêu hóa bị gián đoạn, khiến trẻ cảm thấy khó chịu và chướng bụng.

Biếng ăn, chán ăn

Trẻ bị viêm dạ dày tá tràng thường biếng ăn do các rối loạn tiêu hóa như đau bụng, buồn nôn, ợ hơi. Nhiều gia đình chủ quan, ép trẻ ăn nhiều hơn, điều này không chỉ làm tình trạng viêm nặng hơn mà còn gây ám ảnh tâm lý cho trẻ khi đến bữa ăn.

Trẻ có biểu hiện chán ăn và không muốn ăn 

Trẻ có biểu hiện chán ăn và không muốn ăn

Bé xanh xao, hay chóng mặt

Viêm dạ dày tá tràng ở trẻ có thể dẫn đến thiếu máu mãn tính, gây ra các triệu chứng như da xanh xao, chóng mặt, mệt mỏi và khó tập trung. Thiếu máu xảy ra khi cơ thể không đủ hồng cầu hoặc hemoglobin để vận chuyển oxy, ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của trẻ.

Bé ói ra máu hoặc đi phân đen hay phân máu

Một số trường hợp viêm loét dạ dày tá tràng nặng kéo dài có thể gây rối loạn phân và xuất huyết dạ dày, dẫn đến việc trẻ ói ra máu hoặc đi phân có máu tươi hoặc phân đen (giống bã cà phê). Tình trạng này xảy ra khi có xuất huyết bên trong dạ dày hoặc tá tràng. Đây là triệu chứng nguy hiểm, cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức để được điều trị kịp thời.

3. Cách điều trị viêm dạ dày ở trẻ em

Để giúp bé giảm tình trạng viêm dạ dày tá tràng, phụ huynh có thể áp dụng một số cách như sau: 

Thuốc kháng sinh

Nếu vi khuẩn H.P gây nhiễm trùng và viêm dạ dày tá tràng ở trẻ em, bệnh sẽ được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Thời gian điều trị có thể kéo dài từ 2 tuần hoặc lâu hơn, tùy thuộc vào mức độ nhiễm trùng và đáp ứng của trẻ với thuốc. Đây là cách điều trị viêm dạ dày ở trẻ em tương đối hiệu quả và an toàn. Tuy nhiên, khi cho bé dùng thuốc, ba mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. 

Chất giảm axit dạ dày

Thuốc giảm axit dạ dày, như Cimetidine (Tagamet) và Famotidine (Pepcid), giúp giảm lượng axit giải phóng vào hệ tiêu hóa. Ngoài ra, các thuốc ức chế bơm proton như Esomeprazole (Nexium), Lansoprazole (Prevacid), và Omeprazole (Prilosec) cũng được sử dụng để ngăn chặn tế bào sản xuất axit.

Thuốc kháng axit

Để giảm nhẹ các triệu chứng viêm dạ dày tá tràng, bác sĩ có thể chỉ định thuốc kháng axit, giúp dung hòa lượng axit trong dạ dày và giảm đau cho trẻ. Một số thuốc kháng axit thường được kê đơn bao gồm Canxi cacbonat (Tums), Magie hydroxit và Rolaids.

Dùng thuốc kháng axit để giảm viêm dạ dày cho bé

Dùng thuốc kháng axit để giảm viêm dạ dày cho bé

Tuy nhiên, thuốc kháng axit có thể làm giảm hiệu quả của các loại thuốc khác, vì vậy nên được dùng ít nhất một giờ trước khi sử dụng các thuốc khác.

Phẫu thuật 

Viêm loét dạ dày tá tràng nặng không đáp ứng với điều trị nội khoa và gây biến chứng có thể cần phẫu thuật để bảo vệ tính mạng của trẻ. Tùy vào tình trạng cụ thể, bác sĩ có thể chỉ định cắt dạ dày toàn bộ hoặc bán phần, thực hiện phẫu thuật mổ hở hoặc ít xâm lấn để điều trị.

4. Cách phòng tránh viêm dạ dày tá tràng ở trẻ em

Phòng tránh bệnh viêm dạ dày ở trẻ nhỏ là điều quan trọng. Ba mẹ có thể áp dụng các cách sau đây để phòng tránh bệnh cho con em của mình: 

Thay đổi lối sống lành mạnh

Lối sống lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện tình trạng viêm dạ dày tá tràng ở trẻ. Trẻ cần duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý, nghỉ ngơi đầy đủ và tránh căng thẳng, áp lực. Bố mẹ nên khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động thể thao và vui chơi giải trí lành mạnh để giữ tâm lý thoải mái. Đồng thời, tạo môi trường sống sạch sẽ, hạn chế tiếp xúc với khói bụi và khói thuốc lá để bảo vệ sức khỏe của trẻ.

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ 

Viêm dạ dày ở trẻ thường do nhiễm vi khuẩn HP và chế độ ăn uống không lành mạnh. Để phòng ngừa và kiểm soát bệnh, ba mẹ cần chuẩn bị thức ăn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng.

Nên ưu tiên thực phẩm giảm tiết dịch vị như thịt nạc, cá, chất ngọt và chất béo. Hạn chế thực phẩm tăng tiết dịch vị như giấm, mù tạt, trái cây chua, dưa chuột muối, hành, ớt, đồ ăn sẵn và thực phẩm lên men. Bổ sung thực phẩm trung hòa axit như bánh mì, gạo lứt, bánh quy, trứng, dầu thực vật, đường, mật ong.

Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ nhỏ

Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ nhỏ

Thức ăn nên chế biến mềm, dễ tiêu hóa và khuyến khích trẻ ăn chậm, nhai kỹ. Tránh các thức ăn thô như gạo lứt, các loại đậu có thể gây đau bụng. Cũng cần tránh các loại rau sinh khí như hành tây, bắp cải, súp lơ xanh, ớt xanh, củ cải, dưa cải bắp.

Ngoài ra, cho trẻ ăn nhiều bữa nhỏ thay vì bữa chính lớn để giảm áp lực cho dạ dày, giảm tiết axit và giúp tổn thương viêm dạ dày nhanh chóng hồi phục.

5. Khi nào nên đưa bé đi khám?

Khi chăm sóc trẻ tại nhà, bố mẹ cần tuân thủ chỉ định điều trị và theo dõi các biểu hiện của trẻ. Nếu bệnh không cải thiện sau hai tuần, trẻ cần được đưa lại bệnh viện để bác sĩ kiểm tra. Bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay nếu có các triệu chứng sau:

  • Sốt cao.
  • Chất nôn trông như bã cà phê.
  • Phân đen hoặc có màu hắc ín.
  • Đau bụng dữ dội.

Tại Hà Nội, phụ huynh có thể đưa bé đến tổ hợp y tế MEDIPLUS để thăm khám và điều trị bệnh viêm dạ dày tá tràng.

  • MEDIPLUS là cơ sở uy tín hàng đầu, có nhiều năm kinh nghiệm trong việc khám và chữa bệnh cho người lớn và trẻ nhỏ. 
  • Đội ngũ bác sĩ hầu hết đến từ các bệnh viện tuyến trung ương.
  • Các thiết bị y tế tại MEDIPLUS đều hiện đại, bao gồm máy siêu âm tổng quát GE, hệ thống phân tích tế bào máu tự động 28 thông số và máy xét nghiệm sinh hóa – miễn dịch COBAS. Chi phí khám cũng rất hợp lý và phù hợp với tài chính của nhiều gia đình. 

Viêm dạ dày ở trẻ em có thể phòng ngừa và kiểm soát nếu phụ huynh chú ý đến chế độ dinh dưỡng và thói quen ăn uống của trẻ. Nếu phát hiện dấu hiệu bất thường, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế sớm để điều trị, tránh biến chứng nguy hiểm. Hy vọng thông tin trên bài viết của MEDIPLUS mang đến nhiều giá trị hữu ích với bạn đọc. 

*Lưu ý: Bài viết là các chia sẻ kiến thức, không thay thế cho khám, chẩn đoán và điều trị với bác sĩ.

5/5 - (1 bình chọn)

    Đặt lịch khám bệnh

    Bài viết liên quan

    5+ Cách chữa nóng rát dạ dày tại nhà theo dân gian

    Nóng rát dạ dày nên uống gì, ăn gì để mau khỏi là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Tình trạng nóng rát…

    25 Th12, 2024
    1.6K

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Đau dạ dày ăn nhãn được không? 4 lưu ý khi ăn

    Bạn yêu thích nhãn nhưng đang gặp vấn đề với đau dạ dày? Liệu người bị đau dạ dày ăn nhãn được không? Ăn nhiều…

    16 Th9, 2024
    479

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Xuất huyết dạ dày có chữa được không? 3 cách điều trị, 7 lưu ý

    Xuất huyết dạ dày là một tình trạng nguy hiểm khi niêm mạc dạ dày bị tổn thương và chảy máu, gây ra nhiều biến…

    24 Th12, 2024
    409

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Đau dạ dày có ăn được quả su su không? 3 người nên kiêng

    Su su là loại quả giàu dinh dưỡng, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt hỗ trợ hệ tiêu hóa và giảm…

    22 Th9, 2024
    1.3K

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám