Viêm dạ dày ruột cấp nguyên nhân do đâu? Gợi ý 2 cách điều trị 

Cập nhật 24/12/2024

313

Tác giả:Phạm Quang Nam

Chuyên mục:Tiêu hóa

Viêm dạ dày ruột cấp là tình trạng khá phổ biến hiện nay, gây nên bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Những triệu chứng cụ thể của bệnh như thế nào? Phác đồ điều trị viêm dạ dày ruột cấp ra sao? Bài viết sau Mediplus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về triệu chứng này nhé.

1. Viêm dạ dày ruột cấp tính là bệnh gì?

Viêm dạ dày ruột cấp là một triệu chứng nhiễm trùng của đường tiêu hóa. Bệnh bắt nguồn bởi nhiều nguyên nhân, tác nhân gây bệnh khác nhau. Hầu hết là do nhiễm trùng bởi các loại vi khuẩn, virus và ký sinh trùng. Một số trường hợp viêm dạ dày ruột cấp xảy ra khi người bệnh nuốt phải chất độc hóa học như kim loại, chất độc hại có khả năng gây bệnh.

Viêm dạ dày ruột cấp tính do nhiễm trùng dễ lây truyền cho người khác qua thực phẩm, nước hoặc lây lan trực tiếp từ người sang người. Viêm dạ dày ruột cấp tính kèm theo những tổn thương niêm mạc ruột nên đôi khi người bệnh có thể bị tiêu chảy hoặc đại tiện ra máu. Bệnh có thể trở nên nghiêm trọng với trẻ em hoặc người lớn tuổi hay những người bị suy giảm miễn dịch hoặc có bệnh lý nền nặng kèm theo.

Vi khuẩn là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh

Vi khuẩn là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh

Tìm hiểu: Viêm dạ dày ruột cấp nên ăn gì, kiêng gì

2. Nguyên nhân gây bệnh viêm dạ dày ruột cấp tính

Những nguyên nhân gây bệnh viêm dạ dày ruột cấp tính là:

Nhiễm virus

Sau khi virus xâm nhập vào cơ thể chúng sẽ trú ngụ và gây viêm nhiễm tại các tế bào biểu mô của ruột non dẫn đến tiêu chảy và rối loạn tiêu hóa cho người bệnh. Bốn loại viêm dạ dày ruột cấp do virus là:

  • Norovirus: Virus này có khả năng xâm nhập và gây bệnh cho mọi lứa tuổi, tạo thành bệnh viêm dạ dày ruột cấp tính thành dịch hoặc không thành dịch.
  • Rotavirus: Virus xâm nhập vào cơ thể trẻ từ 3 – 15 tháng tuổi và hầu hết các cơ nhiễm của trẻ đều xảy ra theo đường phân – miệng. Thời gian xuất hiện triệu chứng là khoảng 1 -3 ngày sau khi virus xâm nhập vào cơ thể.
  • Astrovirus: Virus này có thời gian ủ bệnh từ 3 – 4 ngày, nguy hiểm cho mọi lứa tuổi đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
  • Adenovirus: Virus này có thời gian ủ bệnh có thể lên đến 10 ngày, chủ yếu là đối tượng dưới 2 tuổi bị nhiễm.
Bệnh gây nên nhiều triệu chứng khó chịu, mệt mỏi cho người bệnh

Bệnh gây nên nhiều triệu chứng khó chịu, mệt mỏi cho người bệnh

Nhiễm vi khuẩn

Vi khuẩn có thể lây nhiễm và gây bệnh qua nhiều còn đường khác nhau:

  • Enterotoxin: Người bị triệu chứng viêm dạ dày ruột cấp do nhiễm độc tố Enterotoxin từ vi khuẩn thường dẫn đến tình trạng tiêu chảy nước;
  • Exotoxin: Các độc tố Exotoxin từ vi khuẩn khiến người bệnh bị tiêu chảy, buồn nôn.
  • Các vi khuẩn khác như Shigella, Campylobacter, Salmonella, Escherichia coli, Clostridium difficile,… khi xâm nhập trực tiếp vào lớp niêm mạc của ruột non gây viêm loét niêm mạc và tiêu chảy kèm theo nhầy máu.

Nhiễm ký sinh trùng

Các loại ký sinh trùng phổ biến là Cryptosporidium parvum, Giardia intestinalis, Giardia lamblia, Entamoeba histolytica, Cyclospora cayetanensis,… sau khi vào cơ thể sẽ xâm nhập và bám dính trực tiếp vào niêm mạc ruột và gây bệnh.

Tham khảo: Viêm dạ dày có gây mệt mỏi không

3. Triệu chứng thường gặp của viêm dạ dày ruột cấp tính

Triệu chứng cụ thể của viêm dạ dày ruột cấp tính thường dễ bị nhầm lẫn với bệnh rối loạn tiêu hoá. Khi bị viêm dạ dày ruột cấp tính sẽ xuất hiện từ 1-3 ngày sau khi có các yếu tố gây bệnh vào cơ thể. Tuỳ vào tình trạng miễn dịch của từng người mà sẽ có những biểu hiện nặng nhẹ khác nhau, cụ thể là:

  • Tình trạng mất nước: Đây là tình trạng thường gặp nhất khi bị viêm dạ dày ruột cấp tính. Cơ thể người bệnh bị mất khá nhiều nước do đi tiêu chảy và nôn liên tục. Người bệnh luôn cảm thấy khát nước, khô cổ họng; môi nứt nẻ, khô miệng, da khô; nước tiểu đặc có màu đậm; không buồn tiểu hoặc tiểu ít trong suốt 8 giờ; đối với trẻ sơ sinh thì tã luôn khô ráo trong suốt 4 – 6 giờ.
  • Tiêu chảy: Khi vi khuẩn xâm nhập và bám vào niêm mạc ruột sẽ làm giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng và kích thích hoạt động của adenylate cyclase dẫn đến tăng tiết nước và chất điện giải. Bệnh nhân sẽ có các biểu hiện như tiêu chảy cấp tính liên tục trong vài ngày, không có dấu hiệu thuyên giảm; phân có chứa hồng cầu, bạch cầu kèm theo chất nhầy máu.

Bên cạnh đó một số triệu chứng khác có thể gặp phải như:

  • Cảm thấy chán ăn và liên tục buồn nôn
  • Chướng bụng hoặc co cứng bụng, có những cơn đau bụng
  • Mắt trũng lại, cơ thể mệt mỏi, thiếu năng lượng, buồn ngủ và không tỉnh táo, má hóp lại
  • Sốt, chóng mặt
Viêm dạ dày ruột cấp tính khiến bệnh nhân bị mất nước

Viêm dạ dày ruột cấp tính khiến bệnh nhân bị mất nước

Tham khảo: Viêm dạ dày ruột có nguy hiểm không

4. 2 Cách điều trị viêm dạ dày ruột cấp tính 

Phác đồ điều trị viêm dạ dày ruột Bộ Y tế như sau:

Nguyên tắc điều trị 

Viêm dạ dày ruột cấp tính do virus là bệnh thường tự giới hạn và được điều trị bằng các biện pháp hỗ trợ như bù nước, dịch và dinh dưỡng. Hiện chưa có loại thuốc kháng virus đặc hiệu.

Đối với người lớn bị viêm dạ dày ruột cấp tính do virus mà không có dấu hiệu mất nước, có thể bù nước lại bằng đường uống. Còn trường hợp người lớn có biểu hiện giảm thể tích tuần hoàn từ nhẹ đến trung bình, khi bổ sung các dung dịch điện giải vẫn có tác dụng tốt và bệnh nhân vẫn còn khả năng uống bình thường thì có thể sử dụng. Trường hợp bệnh nhân bị mất nước nghiêm trọng thì cần truyền dịch qua đường tĩnh mạch theo phác đồ.

2 Cách điều trị viêm dạ dày ruột cấp

Bù nước bù khoáng, điều chỉnh ăn uống

Để điều trị viêm dạ dày ruột cấp tính cần bắt đầu từ các biện pháp tại nhà để khắc phục giúp cho bệnh nhân tránh mất nước. Cụ thể người bệnh cần uống nhiều nước hơn bình thường để bù lại lượng nước đã mất do nôn mửa hay tiêu chảy. Có thể dù các loại nước lọc, nước trái cây, súp hoặc các loại thức uống bù nước mua ở hiệu thuốc ngay khi có dấu hiệu khô miệng, nước tiểu sẫm màu. Nếu bệnh nhân bị mất nước nặng cần nhanh chóng đưa đến các cơ sở y tế để được truyền dịch tĩnh mạch và bổ sung nước kịp thời.

Dùng thuốc

Thuốc kháng sinh có thể được chỉ định sử dụng để điều trị một số bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn. Để cắt các triệu chứng bác sĩ có thể kê thêm thuốc chống nôn, điều trị buồn nôn và nôn; thuốc cầm tiêu chảy để làm giảm tần suất đi ngoài; sử dụng thêm paracetamol khi sốt hoặc đau nhức. Cuối cùng bệnh nhân nên nghỉ ngơi nhiều để phục hồi tốt.

Đảm bảo vệ sinh thực phẩm trong quá trình nấu nướng

Đảm bảo vệ sinh thực phẩm trong quá trình nấu nướng

5. Những yếu tố làm tăng nguy cơ viêm dạ dày ruột cấp tính

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm dạ dày ruột cấp tính đó là:

  • Người có hệ miễn dịch suy yếu, người bị tiểu đường, người điều trị hoá trị, trẻ em dưới 5 tuổi, người già yếu,…
  • Khẩu phần ăn không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
  • Không rửa tay trước khi ăn, trước khi chế biến thức ăn hoặc sau khi đi vệ sinh
  • Môi trường sống bị ô nhiễm bởi khói bụi, vi khuẩn, phóng xạ
  • Thường xuyên dùng các thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn, không đảm bảo.
  • Những người bị bỏng, nhiễm chất phóng xạ, viêm phổi cấp.

6. Lời khuyên để phòng ngừa giảm viêm dạ dày ruột cấp tính

Để phòng ngừa và giảm tình trạng viêm dạ dày ruột cấp tính, mọi người cần rèn luyện những thói quen tốt như sau:

  • Khi bị viêm dạ dày ruột cấp tính cơ thể bị suy nhược do mất nước nên cần nghỉ ngơi và chăm sóc sức khỏe để được phục hồi
  • Chế độ dinh dưỡng cần thanh mát, nhiều chất xơ, giàu dinh dưỡng.
  • Bổ sung thực phẩm men vi sinh cho đường ruột hoặc sử dụng sữa chua giúp hạn chế rối loạn tiêu hoá.
  • Đảm bảo vệ sinh thực phẩm, ăn chín uống sôi, rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn. 
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích như cafe, bia rượu, không hút thuốc lá.
  • Chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng quá sức
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ để theo dõi diễn biến về tình trạng sức khoẻ.
Cần rửa tay sạch trước khi chế biến thức ăn và sau khi đi vệ sinh

Cần rửa tay sạch trước khi chế biến thức ăn và sau khi đi vệ sinh

Trên đây những thông tin về bệnh viêm dạ dày ruột cấp tính cũng như cách điều trị và phòng tránh hiệu quả. Hy vọng các thông tin trên đây sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình điều trị bệnh. Nếu muốn đặt lịch khám với bác sĩ tiêu hóa giỏi, bạn liên hệ tổng đài: 1900.3366 để được hỗ trợ nhanh chóng. 

*Lưu ý: Bài viết mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

5/5 - (1 bình chọn)

    Đặt lịch khám bệnh

    Bài viết liên quan

    Uống bột sắn dây sống có hại dạ dày không?

    Bột sắn dây là thực phẩm rất tốt đối với cơ thể. Tùy vào cách chế biến mà bột sắn dây được sử dụng với…

    23 Th11, 2024
    461

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    [Gợi ý] 12 cách chữa xuất huyết dạ dày tại nhà

    Xuất huyết dạ dày là một tình trạng nguy hiểm cần được xử lý kịp thời. Bên cạnh việc tìm kiếm sự can thiệp y…

    26 Th11, 2024
    854

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Xuất huyết dạ dày nên ăn gì, kiêng gì? 4 lưu ý 

    Xuất huyết dạ dày là tình trạng nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và khả năng tiêu hóa của người bệnh. Chế…

    24 Th12, 2024
    831

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    5 Cách chữa trào ngược dạ dày bằng gừng tại nhà

    Bệnh trào ngược dạ dày thực quản hay còn gọi là trào ngược axit, là một tình trạng bệnh xảy ra khi axit ở dạ…

    17 Th12, 2024
    156

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám