Viêm dạ dày ruột là gì? 3 Nguyên nhân và 2 cách điều trị

Cập nhật 16/09/2024

59

Tác giả:Phạm Quang Nam

Chuyên mục:Tiêu hóa

Viêm dạ dày ruột thường do vi khuẩn, virus gây ra. Tình trạng này sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị sớm. Cùng tìm hiểu viêm dạ dày ruột là gì? Viêm dạ dày ruột ở người lớn có biểu hiện gì qua bài viết sau đây của Tổ hợp y tế Mediplus

1. Viêm dạ dày ruột là gì?

Viêm dạ dày ruột là gì? Đây là một bệnh nhiễm trùng đường ruột có thể do virus, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng gây ra. Triệu chứng của căn bệnh này gồm có đau bụng, nôn, tiêu chảy và có thể kèm sốt. Nguyên nhân chủ yếu là tiếp xúc với người nhiễm bệnh hoặc ăn uống thực phẩm, đồ uống bị ô nhiễm. 

Viêm dạ dày ruột là 1 bệnh nhiễm trùng ở phần ruột 

Viêm dạ dày ruột là 1 bệnh nhiễm trùng ở phần ruột

Bệnh thường tự khỏi trong khoảng 1 tuần ở người khỏe mạnh và không để lại di chứng. Tuy nhiên, ở trẻ sơ sinh, người già và người có hệ miễn dịch yếu, viêm dạ dày ruột có thể gây tử vong. 

Tìm hiểu: Viêm dạ dày ruột có nguy hiểm không

2. 3 Nguyên nhân gây viêm dạ dày ruột

Viêm dạ dày ruột là bệnh lý do virus, vi khuẩn gây ra và lây lan qua thực phẩm bẩn hoặc tiếp xúc với người mắc bệnh. Các nguyên nhân và nguồn lây bệnh bao gồm:

Chủng virus gây viêm dạ dày ruột

  • Norovirus: Lây lan qua thực phẩm bẩn và tiếp xúc gần hoặc dùng chung đồ ăn.
  • Rotavirus: Nguyên nhân chính gây viêm dạ dày ruột ở trẻ em, lây qua thực phẩm nhiễm virus hoặc đưa tay, đồ vật nhiễm virus vào miệng. Người lớn có thể bị nhiễm nhưng không có triệu chứng và vẫn lây bệnh.

Nguồn lây bệnh khác

  • Hải sản có vỏ, đặc biệt là hàu sống hoặc chưa nấu chín kỹ.
  • Nước uống bị nhiễm virus.
  • Thức ăn chế biến bởi người nhiễm bệnh.

Chủng vi khuẩn gây bệnh về đường ruột

  • Campylobacter
  • Clostridioides difficile
  • Escherichia coli (đặc biệt là loại O157)
  • Salmonella
  • Shigella
  • Tụ cầu khuẩn.

3. Triệu chứng viêm dạ dày ruột

Dưới đây là một số triệu chứng của bệnh viêm dạ dày ruột ở người lớn, trẻ nhỏ: 

Triệu chứng viêm dạ dày ruột ở người lớn và trẻ em do nhiễm virus

Đối với viêm dạ dày ruột do nhiễm virus, tiêu chảy phân nước là triệu chứng phổ biến nhất, thường không kèm theo chất nhầy hoặc máu. Cụ thể, viêm dạ dày ruột do virus adeno có dấu hiệu tiêu chảy kéo dài từ 1 đến 2 tuần, và trẻ sơ sinh cũng như trẻ nhỏ có thể gặp phải tình trạng nôn nhẹ, thường xảy ra sau 1 đến 2 ngày bắt đầu tiêu chảy. Ngược lại, virus Cytomegalo có thể gây tiêu chảy ra máu, đặc biệt ở những người có hệ miễn dịch suy yếu.

Viêm dạ dày ruột có thể gây tiêu chảy

Viêm dạ dày ruột có thể gây tiêu chảy

Triệu chứng viêm dạ dày ruột do vi khuẩn

Tình trạng này thường do vi khuẩn Shigella và Salmonella gây ra. Triệu chứng dễ nhận thấy là thường bị sốt, mệt mỏi và tiêu chảy ra máu.

Viêm dạ dày đường ruột có thể do vi khuẩn gây ra và làm người bệnh mệt mỏi hoặc sốt

Viêm dạ dày đường ruột có thể do vi khuẩn gây ra và làm người bệnh mệt mỏi hoặc sốt

Triệu chứng viêm dạ dày ruột do ký sinh trùng gây ra

Nhiễm ký sinh trùng thường gây tiêu chảy bán cấp hoặc mạn tính không có máu, kèm theo triệu chứng mệt mỏi, thiếu máu, và sụt cân bất thường.

Đón đọc: Viêm dạ dày ruột cấp nguyên nhân do đâu? Gợi ý 2 cách điều trị 

4. Những ai có nguy cơ cao mắc bệnh viêm dạ dày ruột?

Viêm dạ dày ruột có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến nhất ở:

  • Trẻ em: Do hệ thống miễn dịch chưa hoàn thiện.
  • Người cao tuổi: Có hệ thống miễn dịch suy yếu, dễ bị nhiễm bệnh.
  • Người sống ở khu vực dân cư đông đúc.
  • Người có hệ miễn dịch suy yếu do nhiễm HIV/AIDS hoặc trải qua hóa trị.
  • Người sống ở Bắc Bán Cầu: Có nguy cơ cao bị nhiễm rotavirus hoặc norovirus vào mùa đông và mùa xuân.

5. Biến chứng nguy hiểm của viêm dạ dày ruột

Viêm dạ dày ruột thường tự khỏi trong thời gian ngắn, nhưng khi kéo dài, biến chứng chính là mất nước, đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ em và người già. Tiêu chảy và nôn liên tục có thể dẫn đến mất nước và mất cân bằng điện giải. Nếu tình trạng kéo dài, có thể gây tổn thương dạ dày và ruột, dẫn đến loét và xuất huyết.

Nếu các triệu chứng viêm dạ dày ruột kéo dài hoặc tái đi tái lại, hãy đi khám bác sĩ. Bạn cần chú ý tới các dấu hiệu nguy hiểm như sau: 

  • Các triệu chứng viêm dạ dày ruột đã  kéo dài hơn 5 ngày.
  • Sốt kéo dài hơn ba ngày hoặc trên 40 độ C.
  • Nôn thường xuyên.
  • Đau bụng dữ dội, bụng cứng, căng trướng.
  • Phân có màu đen, hắc ín, hoặc có máu/mủ.
  • Triệu chứng mất nước như khát nước, khô miệng, nhức đầu, nước tiểu sẫm màu, và đi tiểu ít hơn bình thường.
Biến chứng của bệnh rất nguy hiểm đặc biệt là đối với trẻ nhỏ và người già

Biến chứng của bệnh rất nguy hiểm đặc biệt là đối với trẻ nhỏ và người già

6. Chẩn đoán, phát hiện viêm dạ dày ruột bằng cách nào?

Để chẩn đoán viêm dạ dày ruột ở người lớn, trẻ em thì có thể đến các cơ sở y tế uy tín, các phòng khám chuyên khoa để được các bác sĩ kiểm tra. Bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh bằng các cách sau đây. 

Khám lâm sàng

Bác sĩ sẽ dựa vào triệu chứng lâm sàng và yếu tố dịch tễ học để phân biệt viêm dạ dày ruột với các rối loạn tiêu hóa khác có triệu chứng tương tự như viêm ruột thừa hoặc viêm loét đại tràng. Bác sĩ sẽ xem xét các yếu tố như sau: 

  • Tiêu chảy thường xuyên.
  • Ăn thực phẩm nghi ngờ mang mầm bệnh, đặc biệt trong thời gian bùng phát dịch bệnh.
  • Có tiếp xúc với người nhiễm bệnh không.
  • Có di chuyển hay du lịch đến các vùng đang bùng phát dịch bệnh hay không. 

Bác sĩ sẽ thăm khám bụng để xác định vị trí và mức độ đau, từ đó đưa ra chẩn đoán và chỉ định các xét nghiệm phù hợp như xét nghiệm chỉ số viêm trong máu, xét nghiệm phân, siêu âm bụng…

Xét nghiệm phân

Xét nghiệm phân có thể cung cấp thông tin quan trọng cho việc chẩn đoán viêm dạ dày ruột, nhưng cần kết hợp với xét nghiệm máu và thăm dò hình ảnh bụng để có kết luận chính xác. Xét nghiệm phân có thể phát hiện bạch cầu, gợi ý tình trạng viêm hoặc trứng giun sán và ký sinh trùng. Nuôi cấy phân có thể giúp xác định loại vi khuẩn cụ thể, từ đó bác sĩ có thể chọn phác đồ thuốc kháng sinh phù hợp.

Xét nghiệm phân để chẩn đoán viêm dạ dày ruột

Xét nghiệm phân để chẩn đoán viêm dạ dày ruột

Kiểm tra tổng quát

Bác sĩ có thể chỉ định thêm các xét nghiệm sau để chẩn đoán viêm dạ dày ruột chính xác:

  • Xét nghiệm điện giải đồ trong huyết thanh, nitơ urê máu (BUN) và creatinine: Để đánh giá tình trạng mất nước do tiêu chảy và ảnh hưởng của mất nước đến chức năng thận.
  • Xét nghiệm công thức máu toàn bộ (CBC): Để phát hiện tình trạng tăng bạch cầu, gợi ý viêm nhiễm, hoặc tăng bạch cầu ái toan, gợi ý nhiễm ký sinh trùng.

Nội soi

Đối với các trường hợp tiêu chảy nặng, bác sĩ có thể chỉ định nội soi, đặc biệt là nội soi đại tràng sigma, để đánh giá thêm. Phương pháp này thường được áp dụng cho những người có tiền sử mắc bệnh viêm ruột hoặc suy giảm miễn dịch. Nội soi cho phép bác sĩ quan sát trực tiếp niêm mạc ruột, đánh giá mức độ tổn thương, và thực hiện sinh thiết tại các vùng nghi ngờ để phân tích chi tiết hơn ở mức độ tế bào và mô học.

Xem thêm: Viêm dạ dày ruột nên ăn gì, kiêng gì

7. 2 Cách chữa viêm dạ dày ruột

Để chữa bệnh viêm dạ dày ở ruột, bạn có thể thực hiện các cách sau đây: 

Bù nước và điện giải

Để bổ sung nước hiệu quả khi bị tiêu chảy, người bệnh cần lưu ý:

  • Uống khoảng 200 ml nước sau mỗi lần tiêu chảy.
  • Nếu liên tục ói mửa, đợi 5 – 10 phút rồi mới uống nước và nên uống từ từ, không vội vàng.
  • Tránh các đồ uống chứa nhiều đường hoặc có vị ngọt, thay vào đó, uống nước đã đun sôi hoặc nước điện giải.

Sử dụng thuốc

Trong trường hợp tiêu chảy quá nhiều, người bệnh có thể sử dụng Loperamide để giảm số lần đi vệ sinh, nhưng cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc.

Nếu có sốt cao hoặc đau đầu, có thể dùng Ibuprofen hoặc Paracetamol. Để giảm nôn mửa, có thể sử dụng Prochlorperazine hoặc Ondansetron. Tất cả thuốc nên được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ sau khi thăm khám và chẩn đoán tại cơ sở y tế.

8. Phòng ngừa viêm dạ dày ruột thế nào hiệu quả?

Để phòng ngừa hiệu quả bệnh viêm dạ dày ruột, có thể thực hiện các biện pháp sau:

  • Rửa tay thật sạch với xà phòng trước khi nấu ăn, sau khi đi vệ sinh. 
  • Tránh dùng chung đồ cá nhân như dụng cụ ăn uống, ly uống nước, khăn tắm và khăn lau mặt.
  • Ngâm và rửa thực phẩm kỹ lưỡng với nước muối loãng trước khi ăn.
  • Vệ sinh khu vực bếp và các dụng cụ nấu nướng thật kỹ lưỡng trước khi chế biến thức ăn.
  • Hạn chế tiếp xúc với người lạ.
  • Khử trùng tay nắm cửa và bề mặt bồn cầu trước khi sử dụng nếu có người nhiễm bệnh trong gia đình.
  • Sử dụng găng tay và khẩu trang khi chạm vào quần áo của người nhiễm bệnh; giặt đồ bằng nước nóng và phơi khô dưới ánh nắng mặt trời.
  • Một số loại virus gây viêm dạ dày ruột đã có vaccine phòng bệnh, ví dụ như vaccine phòng virus Rota.

Trên đây là các thông tin về triệu chứng, nguyên nhân cũng như cách điều trị viêm dạ dày ruột. Nếu bạn có nhu cần kiểm tra bệnh lý nhanh, chính xác, có thể đến Tổ hợp y tế Mediplus để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám và hỗ trợ tận tình. 

*Lưu ý: Bài viết là các chia sẻ mà Mediplus gửi đến bạn, không thể thay thế cho khám, chẩn đoán và điều trị y khoa.

5/5 - (1 vote)

    Đặt lịch khám bệnh

    Bài viết liên quan

    Đặt ống thông dạ dày có nguy hiểm không? 4 lưu ý

    Đặt ống thông dạ dày là một thủ thuật y tế phổ biến, được sử dụng để điều trị các vấn đề liên quan đến…

    16 Th9, 2024
    109

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Đau thượng vị dạ dày là gì? 5 nguyên nhân và gợi ý 2 cách chữa

    Đau thượng vị dạ dày là triệu chứng khá phổ biến, có thể gặp ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Liệu bạn có thắc mắc…

    16 Th9, 2024
    90

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Đau thượng vị dạ dày nên ăn gì, kiêng gì? Gợi ý 4 cách chữa tại nhà

    Đau thượng vị dạ dày là một triệu chứng phổ biến của các bệnh liên quan đến dạ dày, đặc biệt là viêm loét dạ…

    16 Th9, 2024
    151

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Viêm dạ dày tá tràng nên ăn gì? 3 gợi ý và 4 nguyên tắc  

    Viêm dạ dày tá tràng là bệnh về hệ tiêu hóa, nếu không được theo dõi và điều trị kịp thời có thể dẫn đến…

    16 Th9, 2024
    107

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám