Viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn gì, kiêng gì để bệnh mau khỏi?

Cập nhật 14/09/2024

535

Tác giả:Phạm Quang Nam

Chuyên mục:Tiêu hóa

Chế độ ăn uống rất quan trọng đối với những người bị viêm loét dạ dày tá tràng. Vậy khi bị nhiễm khuẩn HP, viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn gì? Cần lưu ý gì về chế độ ăn cho người loét dạ dày tá tràng. Cùng MEDIPLUS giải đáp các thắc mắc trên ngay sau đây nhé. 

1. Nguyên tắc dinh dưỡng cho người viêm loét tá tràng dạ dày

Đối với người bị viêm loét dạ dày tá tràng, việc bổ sung đủ năng lượng và giảm áp lực lên dạ dày rất quan trọng. Theo bảng năng lượng:

  • Tổng năng lượng mỗi ngày: 30-35 Kcal/kg/ngày.
  • Chất đạm: 12-20% tổng năng lượng.
  • Chất béo: Cần bổ sung 15-20% chất béo trên tổng năng lượng
  • Chia bữa ăn: 4-6 bữa trong ngày.
  • Nạp đủ vitamin và muối khoáng.
Nguyên tắc dinh dưỡng cho bữa ăn của người viêm loét tá tràng dạ dày

Nguyên tắc dinh dưỡng cho bữa ăn của người viêm loét tá tràng dạ dày

Những điều này giúp cung cấp dinh dưỡng đầy đủ và giảm áp lực cho hệ tiêu hóa. Do đó, cần cân bằng dinh dưỡng trong chế độ ăn cho người loét dạ dày tá tràng

2. Chế độ dinh dưỡng cho người bị viêm loét dạ dày tá tràng

Cơ chế bệnh sinh của loét dạ dày tá tràng thường do các nguyên nhân sau đây:

  • Vi khuẩn H. pylori: Làm ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày, gây viêm và loét.
  • Sự gia tăng axit dạ dày: Có thể do căng thẳng, thuốc giảm đau, hoặc chế độ ăn uống không lành mạnh.
  • Sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs): Gây tổn thương lớp bảo vệ của niêm mạc dạ dày.
  • Rượu bia và thuốc lá: Làm tổn hại lớp niêm mạc dạ dày và tăng tiết axit.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, người thuộc hội chứng loét dạ dày tá tràng bộ y tế cần tuân thủ chế độ ăn uống khoa học với các nguyên tắc sau:

  • Ăn chậm và nhai kỹ: Tránh nhai vội vã.
  • Tập trung khi ăn: Không vừa ăn vừa làm việc khác như đọc sách hoặc xem tivi.
  • Ăn đủ bữa và không để bụng đói quá lâu: Tránh ăn quá no hoặc để bụng quá đói.
  • Ăn sáng đầy đủ: Không bỏ bữa sáng.
  • Chọn thực phẩm tươi mới, sạch sẽ và an toàn: Đảm bảo vệ sinh thực phẩm.
  • Giữ tinh thần thoải mái: Tránh stress và giữ tâm trạng lạc quan.
  • Tránh lạm dụng thuốc tây và thuốc giảm đau: Không sử dụng thuốc không cần thiết.

Xem thêm: Viêm dạ dày ruột có nguy hiểm không? 3 Nguyên nhân và 4 cách điều trị

3. Viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn gì?

Viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn gì là vấn đề được nhiều người quan tâm? Dưới đây là các thực phẩm tốt cho người bị thuộc hội chứng loét dạ dày tá tràng bộ y tế

Bổ sung các loại rau xanh giàu vitamin và chất xơ

Người thuộc hội chứng loét dạ dày tá tràng nên bổ sung rau xanh vào thực đơn ăn uống. Các loại rau xanh, đặc biệt là rau màu xanh đậm, rất giàu vitamin (A, C, K), axit folic (theo wiki), sắt, canxi và chất xơ. Chất xơ trong rau xanh giúp trung hòa axit dạ dày, làm dịu đầy hơi, ợ chua, đau thượng vị và ngăn ngừa loét. Một số thực phẩm giàu chất xơ mà bạn nên bổ sung gồm có: 

  • Rau cải: Bắp cải, súp lơ, rau chân vịt.
  • Hoa quả: Táo, lê.
  • Ngũ cốc 
Viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn gì? Bổ sung chất xơ cho cơ thể

Viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn gì? Bổ sung chất xơ cho cơ thể

Rau xanh và hoa quả còn chứa nhiều chất chống oxy hóa, bảo vệ tế bào, chống viêm và ngăn ngừa phản ứng viêm trong cơ thể.

Tăng cường thực phẩm giúp trung hòa axit dịch vị

Chế độ ăn cho người loét dạ dày tá tràng là tăng cường bổ sung các thực phẩm giúp trung hòa axit dịch vị. Khi dịch vị dạ dày có nồng độ axit quá cao, có thể dẫn đến trào ngược axit và viêm loét dạ dày. Để trung hòa axit, người bệnh nên ăn thực phẩm có tính kiềm, bao gồm: 

  • Các loại rau xanh.
  • Đậu xanh.
  • Rau húng quế.
  • Tỏi.
  • Quả bơ.
  • Măng tây.

Sử dụng các thực phẩm này giúp cân bằng lượng axit và cải thiện tình trạng dạ dày.

Bổ sung thực phẩm bảo vệ niêm mạc dạ dày tá tràng

Viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn gì? Chuối có chứa nhiều Kali giúp nhuận tràng, bảo vệ niêm mạc dạ dày và tá tràng, đồng thời giảm tổn thương bề mặt. Pectin trong chuối giảm đau, kích thích tiêu hóa, và cải thiện triệu chứng viêm.

Nghiên cứu cho thấy chuối còn giúp ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn HP gây viêm loét. Người bệnh nên ăn chuối đúng cách như sau:

  • Ăn chuối chín.
  • Ăn sau bữa cơm, không ăn khi đói, tốt nhất là 30 phút sau bữa ăn.
  • Tránh ăn chuối hột, vì có thể làm dạ dày tiết nhiều axit và gây kích ứng.

Tăng cường sữa chua, thực phẩm giàu Probiotics

Các thực phẩm như sữa chua, canh miso, kim chi, dưa cải bắp, kombucha và tempeh rất giàu vi khuẩn có lợi probiotic. Chúng giúp làm lành vết loét bằng cách chống lại vi khuẩn HP. Sữa chua là thực phẩm lý tưởng cho bệnh nhân có vấn đề về đường tiêu hóa. Lợi khuẩn trong sữa chua kích thích hệ tiêu hóa và ức chế vi khuẩn gây hại như E. coli và vi khuẩn H. pylori.

Ăn sữa chua để giảm viêm loét dạ dày tá tràng

Ăn sữa chua để giảm viêm loét dạ dày tá tràng

Nên ăn đồ ăn dễ tiêu hóa, ít mùi

Đồ ăn mềm và dễ tiêu hóa giúp giảm áp lực lên dạ dày và tá tràng, tránh tổn thương niêm mạc bị viêm loét. Các món ăn nên được nấu mềm, nhuyễn và chế biến đơn giản như hấp hoặc luộc, hạn chế đồ dầu mỡ. 

  • Cơm nát
  • Bánh mì
  • Khoai củ
  • Cháo
  • Súp
  • Thực phẩm giàu đạm: Thịt lợn luộc, ức gà, cá nạc

Tăng cường thực phẩm dễ thấm hút dịch vị dạ dày

Khi dịch vị dạ dày có quá nhiều axit, có thể gây đau thượng vị và tổn thương loét. Để giảm cơn đau và bảo vệ niêm mạc, người bệnh nên sử dụng thực phẩm có tính thấm hút và không gây kích ứng. Một số thực phẩm dễ thấm hút dịch vị dạ dày bao gồm:

  • Bánh mì
  • Bỏng ngô mềm
  • Bỏng gạo.

Xem thêm: Viêm dạ dày có gây mệt mỏi không

4. Người bị viêm loét dạ dày tá tràng nên kiêng gì?

Viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn gì đã được giải đáp ở trên. Vậy người loét dạ dày tá tràng bộ y tế nên kiêng gì? Dưới đây là các thực phẩm mà người bị viêm loét dạ dày tá tràng nên tránh:

Kiêng thực phẩm nhiều kích thích, đồ ăn nhiều gia vị

Các thực phẩm cay nóng, nhiều gia vị hoặc dầu mỡ kích thích viêm và tăng tiết axit dạ dày, làm cho vết viêm loét khó lành. Người bệnh không nên ăn: 

  • Rượu, bia, cà phê, chè đặc
  • Nước ngọt có ga
  • Thực phẩm có chứa nhiều gia vị chua, cay: Dấm, ớt, chanh, tiêu, riềng
  • Các loại thịt được tẩm ướt quá nhiều gia vị: Thịt nướng, thịt quay, thịt muối, món chiên xào, sốt,
  • Đồ giàu chất béo và đạm.
Không ăn thực phẩm có quá nhiều gia vị

Không ăn thực phẩm có quá nhiều gia vị

Tránh thực phẩm rắn, nhiều xơ gây tổn thương niêm mạc

Thực phẩm quá rắn và nhiều xơ có thể cọ xát vào niêm mạc dạ dày, gây tổn thương. Do đó, nên hạn chế ăn các loại thực phẩm như:

  • Không nên ăn các loại thức ăn quá cứng như: Xương băm, chân gà, sụn, tôm, cua, cá rán giòn.
  • Rau quá nhiều xơ hoặc già
  • Kẹo rắn.

Hạn chế sử dụng đồ quá lạnh hoặc quá nóng

Ăn đồ ăn quá nóng có thể làm sung huyết niêm mạc dạ dày, trong khi đồ ăn quá lạnh gây mất ổn định dạ dày, làm tăng triệu chứng ợ hơi, trào ngược và đau thượng vị. Vì vậy, nên tránh các thực phẩm có nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp, như món chiên nướng nóng và các món kem, sinh tố có đá lạnh.

Hạn chế uống nước quá lạnh khi bị Viêm loét dạ dày tá tràng

Hạn chế uống nước quá lạnh khi bị Viêm loét dạ dày tá tràng

5. Viêm loét dạ dày tá tràng nên uống nước gì?

Người bị viêm loét dạ dày tá tràng nên tránh các đồ uống có tính axit, cay hoặc nhiều chất béo như sữa nguyên kem, cacao nóng, đồ uống chứa caffeine, trà bạc hà, nước chè đặc, nước ép cam, bưởi, chanh, và đồ uống có cồn hoặc ga. Thay vào đó, nên uống nước lọc, sinh tố bơ ít đường, sữa ít béo, và sinh tố rau quả như rau chân vịt với táo và cà rốt để cải thiện tình trạng viêm loét.

6. Lưu ý về chế độ ăn uống cho người viêm loét dạ dày tá tràng

Đối với người bị viêm loét dạ dày tá tràng, cần lưu ý ĩ các điều sau đây trong chế độ ăn uống của mình. 

  • Ăn thức ăn nấu chín kỹ, thái nhỏ, và mềm để dễ tiêu hóa.
  • Hạn chế món xào rán; ưu tiên chế biến thực phẩm theo dạng hấp, luộc.
  • Ăn chậm, nhai kỹ, không làm việc khác trong khi ăn.
  • Không nên vận động nhiều hoặc nằm liền sau khi ăn no.
  • Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, tránh ăn quá no hoặc để bụng quá đói.
  • Đảm bảo chế độ ăn uống cân bằng, không ăn thiên về một loại thực phẩm.
  • Không ăn kiêng quá mức; cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Lưu ý khi ăn uống đối với người bị viêm dạ dày tá tràng

Lưu ý khi ăn uống đối với người bị viêm dạ dày tá tràng

Viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn gì? Kiêng ăn gì? Đã được MEDIPLUS giải đáp trên bài. Nếu bạn cảm thấy bệnh tình có nhiều dấu hiệu bất thường thì nên đi khám. Các bác sĩ sẽ dùng các phương pháp hiện đại để nhìn rõ hình ảnh loét dạ dày tá tràng, từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. 

Để đặt lịch khám, tư vấn bệnh loét dạ dày tá tràng, bạn liên hệ tổng đài 1900.3366 để được hỗ trợ nhanh chóng.

**Lưu ý: Bài viết là các kiến thức tổng hợp, không thay thế cho khám và điều trị y khoa

5/5 - (1 bình chọn)

    Đặt lịch khám bệnh

    Bài viết liên quan

    Xuất huyết dạ dày nôn ra máu: 7 nguyên nhân và 3 cách điều trị

    Xuất huyết dạ dày nôn ra máu là tình trạng bệnh lý nghiêm trọng, có thể gặp ở nhiều đối tượng do những nguyên nhân…

    15 Th10, 2024
    745

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    [Gợi ý] 5 loại thuốc trị Hp dạ dày tốt nhất hiện nay

    Helicobacter pylori (H. pylori) là một loại vi khuẩn gây nhiễm trùng dạ dày của bạn. Nó có thể làm hỏng mô trong dạ dày…

    20 Th11, 2024
    419

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    5 Cách chữa trào ngược dạ dày bằng gừng tại nhà

    Bệnh trào ngược dạ dày thực quản hay còn gọi là trào ngược axit, là một tình trạng bệnh xảy ra khi axit ở dạ…

    17 Th12, 2024
    161

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Trào ngược dạ dày ở trẻ em 1 – 7 tuổi: 4 Cách điều trị

    Trẻ bị trào ngược dạ dày không phải hiếm gặp, tình trạng này có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Cùng MEDIPLUS tìm hiểu…

    26 Th12, 2024
    94

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám