20
Tác giả:Phạm Quang Nam
•
Chuyên mục:Tiêu hóa
MỤC LỤC
Viêm thực quản là tình trạng thực quản bị kích ứng hoặc viêm do nhiều nguyên nhân gây ra. Viêm thực quản có thể gây ra tình trạng đau, khó nuốt, ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt của người bệnh. Điều trị viêm thực quản bao gồm giải quyết nguyên nhân cơ bản để giảm viêm và giảm các triệu chứng bằng thuốc hoặc thay đổi lối sống. Vậy viêm thực quản uống thuốc gì? Hãy cùng Mediplus tìm hiểu chi tiết về các loại thuốc điều trị viêm thực quản và các lời khuyên để phòng ngừa.
Các loại thuốc điều trị viêm thực quản nhằm mục đích kiểm soát các triệu chứng và điều trị nguyên nhân gây ra bệnh. Tuỳ thuộc vào nguyên nhân gây viêm thực quản mà bác sĩ sẽ kê cho người bệnh các loại thuốc khác nhau. Một số loại thuốc phổ biến được sử dụng trong điều trị bệnh là:
Trong trường hợp người bệnh bị viêm thực quản do trào ngược sẽ được các bác sĩ kê đơn với các loại thuốc ức chế bơm proton (Omeprazole, Lansoprazole, Omeprazole), thuốc kháng acid như Maloox và thuốc kháng thụ thể H2 như Cimetidine và ranitidine.
Điều trị viêm thực quản trào ngược bằng các loại thuốc ức chế bơm proton
Nếu người bệnh dùng thuốc không có hiệu quả thì sẽ cần thực hiện phẫu thuật trào ngược bằng phương pháp siết cơ vòng thực quản dưới. Phẫu thuật này sẽ giúp củng cố cơ vòng và ngăn chặn được acid trào ngược vào trong thực quản.
Viêm thực quản bạch cầu ái toan sẽ được điều trị bằng các loại thuốc steroid như Corticosteroid để giúp giảm viêm hoặc hít steroid được sử dụng để quản lý bệnh hen suyễn. Ngoài ra, người bệnh cần tránh tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh như bụi bẩn, lông động vật, thực phẩm gây dị ứng, phấn hoa,…
Với trường hợp viêm thực quản do thuốc Tây, người bệnh sẽ được các bác sĩ đưa ra một số lời khuyên để hạn chế tình trạng bệnh cũng như ngăn cặn thuốc bám vào niêm mạc thực quản gây viêm như uống thuốc với nhiều nước, có thể thay thế sang thuốc dạng lỏng, không nằm khi uống và ngồi hoặc đứng ít nhất 30 phút sau khi uống thuốc.
Thay đổi sang thuốc dạng lỏng để hạn chế cặn thuốc bám vào niêm mạc thực quản
Viêm thực quản do nhiễm trùng sẽ được các bác sĩ tìm hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh là do virus, vi khuẩn, nấm hay kí sinh trùng gây ra để từ đó kê đơn thuốc phù hợp với tình trạng bệnh.
Xem thêm: Top 7 loại thuốc chữa đau dạ dày hiệu quả tốt nhất
Bên cạnh việc tìm hiểu viêm thực quản uống thuốc gì thì cũng có các cách điều trị viêm thực quản không dùng đến thuốc như các phương pháp điều trị tại nhà hoặc phẫu thuật.
Một số biện pháp chữa viêm thực quản tại nhà để giúp giảm các triệu chứng của bệnh mà bạn có thể áp dụng như:
Thăm khám đúng lịch hẹn mà bác sĩ đưa ra để được theo dõi tình trạng bệnh
ĐIều trị viêm thực quản bằng cách phẫu thuật sẽ được thực hiện trong các trường hợp sử dụng thuốc không có hiệu quả hoặc người bệnh xuất hiện các biến chứng nguy hiểm tới sức khoẻ.
Một loại phẫu thuật gọi là fundoplication có thể cải thiện tình trạng thực quản nếu các phương pháp điều trị khác không hiệu quả. Bác sĩ phẫu thuật sẽ quấn một phần dạ dày quanh van ngăn cách thực quản và dạ dày. Van này còn được gọi là cơ thắt thực quản dưới. Phẫu thuật này có thể tăng cường cơ thắt và ngăn axit trào ngược vào thực quản.
Xem thêm: 12 Cách chữa bệnh trào ngược dạ dày hiệu quả tại nhà
Viêm thực quản là căn bệnh khá phổ biến và nhiều người mắc phải. Vậy viêm thực quản có nguy hiểm không? Các cách chẩn đoán bệnh như thế nào?
Viêm thực quản không nguy hiểm tới sức khoẻ nếu được phát hiện sớm và can thiệp kịp thời bằng các phương pháp điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, nếu người bệnh để bệnh phát triển trong thời gian dài và không thăm khám thì có thể xuất hiện các biến chứng nguy hiểm như tổn thương niêm mạc thực quản, hẹp thực quản, barrett thực quản và thủng thực quản.
Viêm thực quản không nguy hiểm tới sức khoẻ nếu được phát hiện sớm và can thiệp kịp thời Đón đọc: Bệnh trào ngược dạ dày thực quản có nguy hiểm không?
Viêm thực quản không nguy hiểm tới sức khoẻ nếu được phát hiện sớm và can thiệp kịp thời
Đón đọc: Bệnh trào ngược dạ dày thực quản có nguy hiểm không?
Chẩn đoán bao gồm các bước mà bác sĩ sẽ thực hiện để tìm hiểu xem bạn có bị viêm thực quản hay không. Bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng và khám sức khỏe cho bạn. Bạn cũng có thể cần một hoặc nhiều xét nghiệm bao gồm:
Xem thêm: Nội soi dạ dày ở đâu tốt? Gợi ý 10+ địa chỉ uy tín
Nội soi giúp chẩn đoán những bất thường trong thực quản
Đón đọc: 14 thuốc dạ dày cho trẻ em và 5 lưu ý khi dùng
Viêm thực quản có thể được điều trị dứt điểm nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Thời gian điều trị bệnh sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh và tình trạng sức khoẻ của người bệnh. Nếu được điều trị đúng hướng thì các triệu chứng viêm sẽ được cải thiện nhanh chóng. Và người bệnh sẽ cần điều trị trong khoảng 3-6 tuần để khỏi bệnh hoàn toàn. Một số tình trạng bệnh mạn tính sẽ cần điều trị lâu dài hơn.
Viêm thực quản là bệnh lý có thể gặp ở tất cả các đối tượng. Tuy nhiên, một số yếu tố có thể làm tăng khả năng mắc bệnh về thực quản, bao gồm:
Hút thuốc lá thường xuyên làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về thực quản
Nếu bạn không thể ăn hoặc uống do đau khi nuốt, bạn nên liên hệ với bác sĩ. Tình trạng mất nước sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ nếu bạn không thể uống chất lỏng. Thỉnh thoảng thực quản bị tổn thương có thể hình thành lỗ thủng, gây ra tình trạng đau ngực đột ngột, khó thở hoặc sốt. Lúc này, bạn cần báo cáo các triệu chứng này với bác sĩ ngay lập tức.
Nếu các triệu chứng của bạn không hết sau khi điều trị thời gian đầu, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Thỉnh thoảng, sẹo ở thực quản sẽ gây ra tình trạng khó nuốt dai dẳng có thể cần phải thực hiện liệu pháp nong thực hiện qua nội soi.
Một số lời khuyên để giúp bạn phòng ngừa được tình trạng viêm thực quản một cách hiệu quả:
Xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học, ngủ đủ giấc để phòng ngừa viêm thực quản
Giải đáp một số câu hỏi liên quan đến viêm thực quản:
Điều trị viêm thực quản thường mất từ 3-6 tuần nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng hướng. Một số trường hợp mãn tính sẽ cần thời gian điều trị lâu hơn.
Viêm thực quản có thể tự khỏi được nếu các nguyên nhân gây viêm đã được loại bỏ và triệu chứng của bệnh không quá nghiêm trọng.
Trên đây là những giải đáp cho thắc mắc “Viêm thực quản uống thuốc gì?”. Hy vọng qua đó sẽ giúp bạn có thêm được nhiều thông tin về cách điều trị cũng như phòng ngừa căn bệnh này một cách hiệu quả.
**Lưu ý: Bài viết không thay thế cho khám, chẩn đoán và điều trị y khoa.
Đặt lịch khám bệnh
Chọn cơ sở khám(*)MEDIPLUS TÂN MAI
← Quay lại
Chọn loại dịch vụ khám Khám trong giờKhám ngoài giờKhám online
Chọn chuyên khoaGói khám tầm soát sức khỏe cho nam - Gói tiêu chuẩn - Gói khám tầm soát sức khỏe cho nam - Gói tiêu chuẩnGói khám tầm soát sức khỏe cho nam - Gói nâng cao - Gói khám tầm soát sức khỏe cho nam - Gói nâng caoGói khám tầm soát sức khỏe cho nữ - Gói cơ bản - Gói khám tầm soát sức khỏe cho nữ - Gói cơ bảnGói khám tầm soát sức khỏe cho nữ - Gói nâng cao - Gói khám tầm soát sức khỏe cho nữ - Gói nâng caoGói tầm soát và chăm sóc chuyên sâu Phụ khoa - Tuyến vú - Gói tầm soát và chăm sóc chuyên sâu Phụ khoa - Tuyến vúGói khám chuyên sâu hệ Tiêu hóa - Gói khám chuyên sâu hệ Tiêu hóaGói khám tầm soát sức khỏe cho nam giới - Gói cao cấp - Gói khám tầm soát sức khỏe cho nam giới - Gói cao cấpGói khám tầm soát sức khỏe cho nữ - Gói cao cấp - Gói khám tầm soát sức khỏe cho nữ - Gói cao cấpGói dịch vụ dành cho Doanh Nghiệp - Gói dịch vụ dành cho Doanh Nghiệp
Chọn bác sĩThS. BS Nguyễn Thị Diệu Hồng - ThS. BS Nguyễn Thị Diệu HồngTS. BSCKII Lê Quốc Việt - TS. BSCKII Lê Quốc ViệtThS. BSNT Nguyễn Hữu Thảo - ThS. BSNT Nguyễn Hữu ThảoTS. BS Lê Thị Liễu - TS. BS Lê Thị LiễuTS. BS Đàm Trọng Nghĩa - TS. BS Đàm Trọng NghĩaBS Hoàng Văn Sơn - BS Hoàng Văn SơnBS. Phạm Tùng Dương - BS. Phạm Tùng DươngBSCKI Phan Thị Thủy - BSCKI Phan Thị ThủyBS.CKI Lê Thị Thủy - BS.CKI Lê Thị ThủyThS.BS Thào Thị Thảo Nguyên - ThS.BS Thào Thị Thảo Nguyên
Δ
Bài viết liên quan
Trào ngược dạ dày là tình trạng thường gặp ở phụ nữ mang thai, gây ra nhiều khó chịu và ảnh hưởng đến sức khỏe.…
Chuyên mục: Tiêu hóa
Co thắt đại tràng, còn gọi là viêm đại tràng, gây đau quặn bụng từng cơn và các triệu chứng như sốt, buồn nôn, tiêu…
Kỹ thuật đặt sonde dạ dày là phương pháp nuôi ăn cho bệnh nhân không thể tự dung nạp thức ăn qua miệng do tai…
Bệnh viêm loét dạ dày có tự khỏi được không? Viêm loét dạ dày bao lâu khỏi được? Những biện pháp phòng bệnh và chữa…
Đăng ký khám
Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời
DỊCH VỤ NỔI BẬT
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Chia sẻ
ĐẶT LỊCH KHÁM, TƯ VẤN VỚI BÁC SĨ
MEDIPLUS Tân Mai
GỬI TỚI BÁC SỸ MEDIPLUS
Hãy để lại câu hỏi cho các bác sỹ ngay để được giải đáp kịp thời các vấn đề sức khỏe.