Vừa đau dạ dày vừa đau đại tràng: 4 Nguyên nhân và 2 Cách chữa

Cập nhật 18/02/2025

47

Tác giả:Phạm Quang Nam

Chuyên mục:Tiêu hóa

Đau dạ dày và đau đại tràng là một bệnh lý về tiêu hóa. Căn bệnh này gây ra nhiều cơn đau khó chịu đối với người bệnh. Vậy tình trạng vừa đau dạ dày vừa đau đại tràng xuất phát từ nguyên nhân nào? Làm sao để điều trị tình trạng này? Tham khảo chia sẻ của Mediplus ngay sau đây. 

1. Phân biệt đau dạ dày và đau đại tràng

Triệu chứng đau dạ dày và đau đại tràng có nhiều điểm tương đồng, do đó cần kết hợp triệu chứng lâm sàng, nội soi và xét nghiệm để chẩn đoán chính xác.

Đối với đau dạ dày

Tổn thương niêm mạc dạ dày gây đau âm ỉ, thường ở vùng thượng vị. Triệu chứng gồm đau tức ngực, buồn nôn, đầy hơi, chán ăn, đi ngoài phân đen. Nguyên nhân chủ yếu do vi khuẩn Hp, ăn uống kém khoa học, dùng thuốc kéo dài.

Đau dạ dày là đau âm ỉ ở vùng thượng vị

Đau dạ dày là đau âm ỉ ở vùng thượng vị

Đối với đau đại tràng

Viêm loét đại tràng gây đau vùng bụng dưới hoặc giữa, thường giảm sau khi đi đại tiện. Triệu chứng đi kèm là mót rặn, đi ngoài phân lẫn máu, nhầy. Nguyên nhân do nhiễm khuẩn, bệnh Crohn, táo bón kéo dài.

2. Tại sao bệnh dạ dày hay dẫn đến viêm đại tràng

Người bị đau dạ dày thường dùng thuốc giảm tiết hoặc trung hòa acid để giảm triệu chứng. Tuy nhiên, việc sử dụng kéo dài có thể gây viêm đại tràng do hai lý do chính:

  • Rối loạn tiêu hóa: Khi độ pH dạ dày tăng (>4.5), thức ăn không được phân giải hoàn toàn trước khi xuống ruột, gây rối loạn tiêu hóa và lâu dần dẫn đến viêm đại tràng.
  • Mất khả năng tiêu diệt vi khuẩn: Acid dạ dày giảm khiến vi khuẩn có hại từ thực phẩm không bị tiêu diệt, dễ dàng xâm nhập và sinh sôi trong đại tràng, gây viêm nhiễm.

Vì vậy, dùng thuốc giảm acid kéo dài có thể khiến người bệnh gặp cả vấn đề về dạ dày và đại tràng.

3. 4 Nguyên nhân khiến bạn vừa đau dạ dày vừa đau đại tràng

Nguyên nhân chính khiến bạn vừa đau dạ dày vừa đau đại tràng gồm có các nguyên nhân sau đây: 

Rối loạn tiết axit dạ dày

Acid dạ dày giúp tiêu diệt vi khuẩn, nhưng khi dùng thuốc trị viêm đại tràng, acid giảm khiến vi khuẩn có hại lọt xuống ruột non và đại tràng. Điều này gây mất cân bằng hệ vi sinh và dẫn đến rối loạn tiêu hóa. Đây cũng là nguyên nhân khiến bạn vừa đau dạ dày vừa đau đại tràng. 

Rối loạn axit dạ dày làm bạn bị đau bao tử và đại tràng

Rối loạn axit dạ dày làm bạn bị đau bao tử và đại tràng

Sử dụng kháng sinh dài ngày gây tác dụng phụ

Người đau dạ dày, đặc biệt do vi khuẩn Hp, thường phải dùng nhiều loại kháng sinh. Điều này vô tình tiêu diệt vi khuẩn có lợi, tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại phát triển, gây mất cân bằng hệ vi sinh và rối loạn đường ruột, dẫn đến đau đại tràng.

Stress và lo âu kéo dài

Vừa đau bao tử vừa đau đại tràng có thể xuất phát từ việc bạn bị stress quá nhiều. Căng thẳng làm tăng hormone cortisol, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, gây đau dạ dày và đại tràng. Người bệnh có thể gặp các triệu chứng như đau bụng, ợ nóng, buồn nôn, đầy hơi, khó tiêu. Nếu ảnh hưởng đến đại tràng, có thể kèm theo tiêu chảy hoặc táo bón.

Stress lâu ngày làm bạn vừa đau bao tử vừa đau đại tràng

Stress lâu ngày làm bạn vừa đau bao tử vừa đau đại tràng

Các bệnh đường tiêu hóa

Một số bệnh nhiễm trùng có thể làm cho bạn vừa đau dạ dày vừa đau đại tràng, cụ thể như sau: 

  • Viêm dạ dày do vi khuẩn Hp: Gây đau dạ dày, ợ nóng, buồn nôn, đầy hơi.
  • Hội chứng ruột kích thích: Do rối loạn chức năng đại tràng, thường liên quan đến nhiễm trùng hoặc stress, gây đau bụng, tiêu chảy hoặc táo bón.
  • Dị ứng thực phẩm: Khiến người bệnh bị đau dạ dày, đau đại tràng sau khi ăn thực phẩm gây kích ứng.

4. 2 Cách điều trị vừa đau dạ dày vừa đau đại tràng

Để điều trị tình trạng vừa đau bao tử vừa đau đại tràng, bạn có thể áp dụng các phương pháp điều trị nội khoa và ngoại khoa. 

Điều trị nội khoa

Sử dụng thuốc điều trị là cách giúp bạn giảm đau bao tử và đại tràng hiệu quả. Tùy vào tình trạng bệnh mà bạn có thể sử các loại thuốc điều trị khác nhau. 

Vừa đau dạ dày vừa đau đại trạng có thể được điều trị bằng thuốc

Vừa đau dạ dày vừa đau đại trạng có thể được điều trị bằng thuốc

Thuốc điều trị đau dạ dày

  • Thuốc trị axit dạ dày: Trung hòa axit giúp giảm kích ứng niêm mạc.
  • Thuốc kháng axit: Giúp cân bằng axit dạ dày, giảm triệu chứng đau và khó chịu.
  • Thuốc ức chế bơm proton (PPI): Giảm tiết axit bằng cách ức chế hoạt động của tế bào tiết axit trong dạ dày.
  • Thuốc ức chế Histamin H2: Giảm sản xuất axit dạ dày, dùng khi thuốc kháng axit không hiệu quả.
  • Thuốc điều trị vi khuẩn Hp: Kết hợp kháng sinh với thuốc ức chế bơm proton để tiêu diệt vi khuẩn Hp, giảm đau và viêm loét.

Thuốc điều trị đau đại tràng

  • Thuốc kháng sinh: Điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn, ký sinh trùng hoặc lao đại tràng.
  • Thuốc chống tiêu chảy: Hỗ trợ giảm tiêu chảy kéo dài.
  • Thuốc chống co thắt ruột: Giảm co thắt, đau bụng do hội chứng ruột kích thích.
  • Thuốc kháng khuẩn: Hỗ trợ điều trị viêm nhiễm đại tràng.

Lưu ý

Việc sử dụng thuốc Tây cần tuân theo chỉ định của bác sĩ, dựa trên chẩn đoán cụ thể để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Điều trị ngoại khoa

Tình trạng vừa đau dạ dày vừa đau đại tràng trở nên nghiêm trọng và không đáp ứng với điều trị thuốc, phẫu thuật có thể được chỉ định như một phương án điều trị cuối cùng. Việc lựa chọn phương pháp ngoại khoa phụ thuộc vào mức độ tổn thương và biến chứng của bệnh, giúp kiểm soát bệnh lý và ngăn ngừa các rủi ro có thể xảy ra.

Đối với những bệnh nhân có tổn thương dạ dày hoặc đại tràng nghiêm trọng, như viêm loét hoàn toàn hoặc mất khả năng phục hồi chức năng sinh lý của các cơ quan này, phẫu thuật là cần thiết để ngừng các biến chứng nguy hiểm. Tùy theo vị trí và mức độ tổn thương của dạ dày hoặc đại tràng, bác sĩ có thể thực hiện phẫu thuật nội soi, cắt bỏ 2/3 hoặc toàn bộ phần tổn thương của dạ dày hoặc đại tràng. Sau khi phẫu thuật cắt bỏ, các bác sĩ sẽ khâu lại dạ dày hoặc tá tràng để phục hồi chức năng tiêu hóa.

Phẫu thuật là phương pháp điều trị hiệu quả nhất

Ngoài ra, trong một số trường hợp có biến chứng nghiêm trọng như ung thư hoặc nhiễm trùng nặng, bệnh nhân có thể cần phải điều trị hỗ trợ như truyền dịch, hóa trị hoặc xạ trị để đảm bảo sự hồi phục và ngăn ngừa tái phát. Các biện pháp này giúp kiểm soát bệnh hiệu quả và nâng cao cơ hội phục hồi cho người bệnh.

Điều trị ngoại khoa là phương pháp cuối cùng nhưng quan trọng trong việc đảm bảo sức khỏe và chức năng tiêu hóa cho những bệnh nhân bị đau dạ dày và đại tràng nặng. Tuy nhiên, việc theo dõi và chăm sóc sau phẫu thuật là rất quan trọng để tránh các biến chứng không mong muốn.

5. 4 Biện pháp phòng ngừa vừa đau dạ dày vừa đau đại tràng

Để phòng ngừa tình trạng vừa đau dạ dày vừa đau đại tràng, bạn có thể áp dụng các biện pháp sau đây: 

Chế độ ăn uống khoa học

Chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa ung thư dạ dày và đại tràng, giảm đến 70% nguy cơ mắc bệnh. Đối với những bệnh nhân bị đau dạ dày và đại tràng, việc điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt kịp thời là cần thiết để kiểm soát các triệu chứng. Các lưu ý khi ăn uống cho bệnh nhân vừa đau dạ dày vừa đau đại tràng:

  • Tránh ăn quá nhiều trước giờ ngủ và không vận động mạnh ngay sau khi ăn.
  • Chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày để giảm áp lực cho dạ dày và hệ tiêu hóa.
  • Duy trì lối sống khoa học như ngủ đủ giấc, tránh thức khuya và làm việc quá sức.
  • Tập thể dục thường xuyên để cải thiện sức khỏe, kích thích hệ tiêu hóa và bài tiết.
  • Sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ để tránh các biến chứng như xuất huyết dạ dày và đại tràng.
Ăn uống lành mạnh, khoa học

Ăn uống lành mạnh, khoa học

Lối sống lành mạnh

Tập thể dục thường xuyên giúp cải thiện tiêu hóa. Hạn chế căng thẳng, stress bằng yoga, thiền để kiểm soát triệu chứng. Người vừa đau bao tử vừa đau đại tràng nên ngủ đủ giấc để hỗ trợ chức năng tiêu hóa. Hạn chế thuốc lá, rượu bia vì chúng làm hại niêm mạc dạ dày và đại tràng.

Sử dụng thuốc hỗ trợ (theo chỉ định của bác sĩ)

Dùng một số loại thuốc hỗ trợ theo chỉ định của bác sĩ để giảm tình trạng vừa đau bao tử vừa đau đại tràng. 

Yumangel là thuốc giúp trung hòa acid dạ dày, bảo vệ niêm mạc dạ dày, hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng và trào ngược dạ dày thực quản. Tuy nhiên, Yumangel không điều trị đau đại tràng và chỉ dùng theo chỉ định bác sĩ, không tự ý dùng kéo dài.

Dùng thuốc đau dạ dày Yumangel để giảm đau

Dùng thuốc đau dạ dày Yumangel để giảm đau

Ngoài ra, bác sĩ có thể kê thêm thuốc khác để hỗ trợ điều trị tình trạng này tùy vào mức độ bệnh cụ thể.

Khám sức khỏe định kỳ

Khám sức khỏe định kỳ giúp phát hiện sớm các vấn đề về dạ dày và đại tràng, từ đó điều trị kịp thời và hiệu quả.

Khi có triệu chứng vừa đau dạ dày vừa đau đại tràng, nên đến bệnh viện để thăm khám và điều trị, đồng thời điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt để kiểm soát bệnh.

6. Kết hợp một số mẹo giảm đau dạ dày và đau đại tràng tại nhà

Uống nước ấm kết hợp massage vùng bụng

Massage bụng nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ giúp giảm đau dạ dày. Có thể sử dụng dầu để tăng hiệu quả giảm đau.

Uống nghệ và mật ong pha ấm 

Dùng nghệ và mật ong giúp giảm đau dạ dày nhờ tác dụng chống viêm tự nhiên. Pha 10g bột nghệ và 2 thìa mật ong với 100ml nước ấm rồi uống để hỗ trợ điều trị.

Vừa đau dạ dày vừa đau đại tràng nên uống nghệ và mật ong thường xuyên

Vừa đau dạ dày vừa đau đại tràng nên uống nghệ và mật ong thường xuyên

7. Vừa đau dạ dày vừa đau đại tràng nên ăn gì, kiêng ăn gì?

Chế độ ăn uống rất quan trọng với người vừa đau dạ dày vừa đau đại tràng. Dưới đây là một số thực phẩm nên và không nên ăn đối với người bệnh: 

Tình trạng Nên ăn Nên kiêng
Đau dạ dày Các loại hoa quả và rau xanh như táo, lê, đu đủ chín, chuối, dưa gang,…

Ớt chuông, đậu bắp, tía tô, lá mơ lông, rau cải, súp lơ xanh, mồng tơi, cần tây…

Uống đủ nước mỗi ngày, uống nghệ và mật ong, trà gừng…

Ăn sữa chua, bánh mì…

Đồ ăn đậm vị chua cay (ớt, tiêu, dưa muối, me, cóc,…)

Đồ ăn chiên rán, các thực phẩm có nhiều dầu mỡ

Hạn chế đồ ăn lạnh, thức ăn nhanh

Rượu bia

Thuốc lá

Cà phê

Nước ngọt có gas,…

Đau đại tràng Bổ sung thêm cá giàu omega 3 vào bữa ăn. 

Ăn các loại hạt lanh, óc chó

Ăn Bơ, nước ép hoa quả (cà rốt,…)

Các loại rau xanh có lợi cho đại tràng:  Rau ngót, rau muống, rau cải…và ăn thêm các thực phẩm: 

  • Bí đao
  • Yến mạch
  • Thịt nạc
  • Trứng gà
  • Bổ sung men vi sinh
Rượu, bia, cà phê, sô cô la

Thức ăn nhiều dầu mỡ

Thức ăn khô cứng

Đồ ăn cay nóng

Hạn chế ăn rau có chứa quá nhiều chất xơ (bắp cải, bông cải xanh…)

Hạn chế sử dụng các sản phẩm từ sữa

Hạn chế ăn hải sản sống

Vừa đau dạ dày vừa đau đại tràng là tình trạng bệnh lý khá phổ biến. Người bệnh cần chủ động thăm khám để điều trị bệnh sớm, hạn chế các biến chứng về sau. Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để hỗ trợ giảm đau, nên tuân thủ theo sự chỉ định của bác sĩ khi sử dụng thuốc để trị đau bao tử và đại tràng. 

*Lưu ý: Bài viết là kiến thức được tổng hợp, không thay thế cho khám chẩn đoán, và điều trị y khoa với bác sĩ.

5/5 - (1 bình chọn)

    Đặt lịch khám bệnh

    Bài viết liên quan

    Uống bột sắn dây sống có hại dạ dày không?

    Bột sắn dây là thực phẩm rất tốt đối với cơ thể. Tùy vào cách chế biến mà bột sắn dây được sử dụng với…

    23 Th11, 2024
    1.4K

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Đau dạ dày có được ăn măng không? 3 Lưu ý khi ăn

    Măng khô, măng tươi là thực phẩm được dùng để làm ra nhiều món ăn ngon. Tuy nhiên không phải ai cũng nên ăn măng.…

    24 Th12, 2024
    590

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Viêm dạ dày ruột cấp nguyên nhân do đâu? Gợi ý 2 cách điều trị 

    Viêm dạ dày ruột cấp là tình trạng khá phổ biến hiện nay, gây nên bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Những triệu chứng cụ…

    24 Th12, 2024
    368

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    12 Cách chữa bệnh trào ngược dạ dày hiệu quả tại nhà 

    Trào ngược dạ dày là một bệnh lý phổ biến, thường gặp ở người lớn và cả trẻ em. Dù không quá nguy hiểm, nhưng…

    18 Th12, 2024
    375

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám