Xuất huyết dạ dày nôn ra máu: 7 nguyên nhân và 3 cách điều trị

Cập nhật 15/10/2024

737

Tác giả:Phạm Quang Nam

Chuyên mục:Tiêu hóa

Xuất huyết dạ dày nôn ra máu là tình trạng bệnh lý nghiêm trọng, có thể gặp ở nhiều đối tượng do những nguyên nhân bệnh khác nhau. Tình trạng này nếu không được điều trị kịp thời thì sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Cùng Mediplus tìm hiểu cụ thể về những nguyên nhân gây bệnh trong bài viết sau đây.

1. 7 Nguyên nhân xuất huyết dạ dày 

Những bệnh lý và nguyên nhân gây xuất huyết dạ dày nôn ra máu:

Do bị các bệnh về dạ dày

Nguyên nhân khá phổ biến gây xuất huyết dạ dày là từ các bệnh lý dạ dày như viêm loét dạ dày tá tràng, chiếm đến 40% các trường hợp mắc bệnh. Những vết viêm loét sẽ xuất hiện ở niêm mạc dạ dày và ở trên ruột non. Đồng thời axit dạ dày sẽ tiếp tục tác động vào các vùng này khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Nếu đang trong giai đoạn bệnh nhẹ, các mao mạch bị ảnh hưởng chưa nhiều nên lượng máu chảy ít, lúc này tình trạng có thể cải thiện được và chưa ra nhiều biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe. 

Do đó cần điều trị sớm không nên để bệnh tiến triển nặng, có nhiều vết loét xuất hiện tác động đến động mạch sẽ dẫn đến xuất huyết nhiều hơn. Lúc này tình trạng sẽ nguy hiểm và bệnh nhân cần đi khám bệnh nhanh để được bác sĩ chữa trị kịp thời.

Viêm loét dạ dày là nguyên nhân hàng đầu gây xuất huyết dạ dày 

Viêm loét dạ dày là nguyên nhân hàng đầu gây xuất huyết dạ dày

Uống quá nhiều bia và rượu

Việc uống nhiều bia rượu có thể gây hại đến dạ dày và đây cũng là nguyên nhân chính làm cho người bệnh bị xuất huyết dạ dày hiện nay. Khi cơ thể nạp quá nhiều đồ uống có cồn khiến cho niêm mạc dạ dày tăng thẩm thấm, dẫn đến xuất huyết dạ dày.

Lạm dụng thuốc giảm đau chống viêm non steroid và aspirin

Khi người bệnh thường xuyên sử dụng các loại thuốc giảm đau chống viêm có thể gây nhiều tác dụng phụ như viêm loét dạ dày và từ đó khiến bệnh nhân bị xuất huyết.

Thủng, vỡ tĩnh mạch ở dạ dày, thực quản hoặc tá tràng

Khi tĩnh mạch ở dạ dày, thực quản hay tá tràng bị vỡ thì cũng có thể dẫn đến tình trạng xuất huyết tại dạ dày. Đây là một biến chứng của việc tăng áp lực tĩnh mạch của vùng dưới thực quản. Vấn đề này thường xảy ra ở những bệnh nhân mắc bệnh nặng về gan như xơ gan.

Xuất huyết dạ dày nôn ra máu là do nguyên nhân gì?

Xuất huyết dạ dày nôn ra máu là do nguyên nhân gì?

Hội chứng mallory weiss

Hội chứng mallory weiss là hội chứng xuất hiện các vết rách ở dạ dày thực quản hoặc nơi giao của 2 bộ phận này. Khi bị hội chứng này lợp niêm mạc ở bao tử sẽ bị tổn thương nặng khiến xảy ra hiện tượng xuất huyết kèm theo nôn ói mửa. Hội chứng này không lây nhiễm có thể tự khỏi sau khoảng 10 ngày mà không cần can thiệp điều trị đặc biệt. Hội chứng này hay gặp ở những người nôn oẹ nhiều như người bị thai nghén hoặc uống nhiều rượu bia.

Ung thư dạ dày (k dạ dày)

Một nguyên nhân cũng khiến cho tình trạng xuất huyết dạ dày xảy ra đó là các bệnh liên quan đến ung thư như ung thư thực quản, ung thư dạ dày, dị dạng mạch máu trong dạ dày,…

Ung thư dạ dày cũng là nguyên nhân gây xuất huyết và nôn ra máu

Ung thư dạ dày cũng là nguyên nhân gây xuất huyết và nôn ra máu

2. Xuất huyết dạ dày nôn ra máu thì có nguy hiểm không?

Buồn nôn và bị nôn ra máu là triệu chứng hay gặp khi bị xuất huyết dạ dày, đa số các bệnh nhân đều gặp phải. Thông thường, người bệnh sẽ có cảm giác đầy hơi, chướng bụng, sau đó sẽ buồn nôn và nôn ra nhiều thức ăn có máu kèm theo tươi hoặc máu đen.

Những dấu hiệu kể trên khá nguy hiểm do đó chúng ta nên chú ý khi gặp triệu chứng này. Đặc biệt khi nôn ra máu quá nhiều và liên tục kèm theo mất nước thì cần được cấp cứu kịp thời để có thể giảm nôn, cầm máu và bù nước. Vì vậy khi gặp tình trạng xuất huyết dạ dày, người bệnh không được chủ quan mà cần đi đến bệnh viện để được điều trị kịp thời.

Xuất huyết dạ dày nôn ra máu là triệu chứng khá nguy hiểm

Xuất huyết dạ dày nôn ra máu là triệu chứng khá nguy hiểm

Tìm hiểu: Xuất huyết dạ dày có chữa được không? 3 cách điều trị, 7 lưu ý

3. Xuất huyết dạ dày nôn ra máu cần làm gì?

Khi gặp tình trạng xuất huyết dạ dày nôn ra máu, người bệnh cần lưu ý các vấn đề sau:

Giữ bình tĩnh, ngồi dậy và không nằm

Khi nôn ra máu nhiều người bệnh sẽ bị hoảng sợ nhưng lúc này cần phải giữ bình tĩnh để có thể xử lý đúng cách.

Người bị bệnh cần ngồi thẳng dậy để hạn chế áp lực lên dạ dày và ngăn máu chảy ngược vào thực quản.

Nhổ máu ra, không nuốt lại

Cần nhổ máu ra, tránh việc nuốt lại vì việc này có thể khiến bạn nôn mửa nhiều hơn và làm cho tình trạng nặng hơn.

Đến các cơ sở y tế đ được bác sĩ điều trị ngay lập tức

Việc nôn là máu là một triệu chứng nguy hiểm cần được cấp cứu y tế nhanh chóng, kịp thời.

Bên cạnh đó, người bệnh cần chú ý thêm những điều sau:

  • Không sử dụng bất kỳ đồ ăn thức uống nào trong giai đoạn này cho đến khi bác sĩ cho phép.
  • Không sử dụng các loại thuốc giảm đau, không kê đơn như aspirin hoặc ibuprofen vì có thể làm tăng nguy cơ chảy máu.
  • Khi đi khám bác sĩ, bạn cần mang theo tất cả các loại thuốc giảm đau đang sử dụng cho bác sĩ biết.
Khi bị xuất huyết dạ dày nôn ra máu cần đến khám các cơ sở y tế nhanh chóng

Khi bị xuất huyết dạ dày nôn ra máu cần đến khám các cơ sở y tế nhanh chóng

Xem thêm: Xuất huyết dạ dày có phải mổ không? 6 thời điểm cần mổ và 2 Lưu ý

4. Điều trị đau dạ dày nôn ra máu như thế nào?

Những biện pháp điều trị tại bệnh viện khi bị xuất huyết dạ dày nôn ra máu đó là:

Cấp cứu và hồi sức tích cực tại bệnh viện

Khi bị nôn ra máu, bệnh nhân cần đến bệnh viện nhanh chóng để được cấp cứu hồi sức bằng các biện pháp như:

  • Bù dịch: Truyền dịch vào tĩnh mạch bằng dung dịch NaCl 0,9%, dung dịch Ringer lactate,..để có thể bù lại lượng dịch và máu đã bị mất. 
  • Truyền máu: Sử dụng phương pháp truyền máu toàn phần, truyền hồng cầu lắng hoặc huyết tương đông lạnh tùy theo từng trường hợp mất máu của bệnh nhân.
  • Hỗ trợ hô hấp: Nếu bệnh nhân có dấu hiệu bị suy hô hấp thì cần được tăng cường hỗ trợ thở oxy hoặc đặt nội khí quản.
  • Sử dụng một số loại thuốc như thuốc cầm máu (vitamin K, etamsylate,…), thuốc giảm tiết axit dạ dày (Omeprazole, lansoprazole,..) , thuốc chống loét dạ dày (sucralfate, misoprostol,…)

Nội soi cầm máu

Nội soi cầm máu là phương pháp khá hiệu quả được các bác sĩ chỉ định trong việc cầm máu khi bị chảy máu do loét dạ dày, tá tràng. Phương pháp này được thực hiện nhằm mục đích tiêm hoặc đốt điện để cầm máu, kẹp hoặc thắt nút các mạch máu bị chảy máu, đặt sonde Sengstaken-Blakemore vào vị trí loét để chèn ép tạm thời tĩnh mạch thực quản.

Phương pháp phẫu thuật

Phương pháp phẫu thuật sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện trong trường hợp bị chảy máu nặng, không thể cầm máu bằng nội soi hoặc có các biến chứng như thủng dạ dày, tắc ruột,…

Những phẫu thuật có thể thực hiện gồm cắt bỏ phần dạ dày bị loét, khâu vá phần dạ dày bị thủng, tạo cầu nối dạ dày và ruột,…

Một vài trường hợp xuất huyết dạ dày nôn ra máu cần điều trị bằng phẫu thuật

Một vài trường hợp xuất huyết dạ dày nôn ra máu cần điều trị bằng phẫu thuật

Đón đọc: Xuất huyết dạ dày nên ăn gì, kiêng gì? 4 lưu ý 

5. Phòng ngừa xuất huyết dạ dày nôn ra máu thế nào

Các biện pháp phòng ngừa điều trị bệnh xuất huyết dạ dày nôn ra máu:

Điều trị và kiểm soát tốt bệnh dạ dày

Nếu bạn đang bị bệnh về đau dạ dày thì nên gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị đúng cách. Việc điều trị tốt bệnh đau dạ dày sẽ giúp giảm nguy cơ xuất hiện biến chứng nôn ra máu.

Tránh sử dụng các thuốc gây kích ứng dạ dày

Một số loại thuốc có thể gây kích ứng dạ dày dẫn đến chảy máu bao gồm thuốc giảm đau không steroid như ibuprofen, naproxen, Aspirin, Corticosteroid, thuốc chống đông máu,..Việc sử dụng các loại thuốc này cần được tham khảo ý kiến bác sĩ về cách dùng an toàn hoặc có thể thay thế bằng các loại thuốc khác.

Chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học

Người bệnh về dạ dày đặc biệt là bị xuất huyết dạ dày cần đảm bảo các yêu cầu về chế độ ăn uống như:

  • Bữa ăn đúng bữa, đúng giờ, không được bỏ bữa hay ăn qua loa.
  • Dùng các thực phẩm mềm dễ tiêu hoá.
  • Hạn chế ăn thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ
  • Uống nhiều nước và tránh dùng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá.

Khám sức khỏe tổng quát định kỳ

Việc khám sức khỏe định kỳ sẽ giúp phát hiện sớm các bệnh lý dạ dày để điều trị kịp thời và tránh những biến chứng nguy hiểm.

Việc phòng ngừa xuất huyết dạ dày là một phần quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và tránh các vấn đề tiềm ẩn. Bên cạnh các biện pháp trên người bệnh cần duy trì một lối sống khoa học, giảm căng thẳng, hạn chế thức khuya, ngủ đủ giấc và tập thể dục đều đặn.

Bệnh nhân cần duy trì lối sống lành mạnh để nhanh hồi phục

Bệnh nhân cần duy trì lối sống lành mạnh để nhanh hồi phục

6. Giải đáp thắc mắc khi nôn ra máu

Ói ra máu nên làm gì?

Khi bị ói ra máu người bệnh nên nhanh chóng đến các cơ quan y tế được được bác sĩ chẩn đoán và cấp cứu kịp thời. Nếu tình trạng nôn kéo dài sẽ gây mất máu và nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.

Uống rượu ói ra máu là bệnh gì?

Triệu chứng uống bia bị nôn ra máu thường kèm theo các biểu hiện như nóng rát dạ dày, ngứa cổ họng, đau quặn bụng, hoặc chóng mặt, mệt mỏi. Nếu có các triệu chứng trên người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.

Ói ra máu đông là bị gì?

Cũng tương tự như ói ra máu tươi, việc ói ra máu đông có thể là biến chứng của nhiều bệnh nghiêm trọng vì vậy người bệnh cần đến thăm khám bác sĩ để xác định nguyên nhân chính xác.

Trào ngược dạ dày nôn ra máu là bệnh gì?

Trào ngược dạ dày nôn ra máu là tình trạng mà axit trong dạ dày bị đẩy lên thực quản tạo ra cảm giác bỏng rát khó chịu ở lồng ngực. Khi đó vi khuẩn và thức ăn ở dạ dày cũng có thể kèm theo máu và bị nôn ra qua đường miệng.

Uống rượu nhiều đi ngoài ra máu là bệnh gì?

Khi uống rượu nhiều dẫn đến tình trạng đi ngoài ra máu có thể do niêm mạc cơ quan tiêu hoá bị tổn thương hoặc do các bệnh lý như bệnh trĩ, bệnh xuất huyết tiêu hóa, viêm loét trực tràng, nứt kẽ hậu môn, polyp,…

Trên đây là những thông tin về nguyên nhân của triệu chứng xuất huyết dạ dày nôn ra máu cũng như biện pháp điều trị cụ thể. Người bệnh khi gặp triệu chứng này cần khẩn trương đến các cơ sở y tế để được điều trị nhanh chóng nhé.

** Lưu ý: Bài viết không thay thế cho khám, chẩn đoán và điều trị y khoa.

5/5 - (1 bình chọn)

    Đặt lịch khám bệnh

    Bài viết liên quan

    Nóng rát dạ dày: 5 Nguyên nhân và 4 cách điều trị 

    Nóng rát dạ dày là một bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa. Căn bệnh này khiến nhiều người mất ăn mất ngủ và…

    24 Th12, 2024
    465

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Đau dạ dày có ăn được quả su su không? 3 người nên kiêng

    Su su là loại quả giàu dinh dưỡng, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt hỗ trợ hệ tiêu hóa và giảm…

    22 Th9, 2024
    1.2K

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Thủng ổ loét dạ dày tá tràng: 7 cách điều trị

    Thủng ổ loét dạ dày tá tràng là tình trạng nguy hiểm, có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được xử…

    19 Th11, 2024
    308

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Uống Glucosamine có hại dạ dày không? 5 lưu ý

    Glucosamine là một chất bổ sung phổ biến giúp hỗ trợ sức khỏe khớp, nhưng liệu uống glucosamine có hại dạ dày không? Trong bài…

    23 Th11, 2024
    125

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám