Hở van tim 2 lá: Hiểu rõ để bảo vệ trái tim

Cập nhật 21/03/2024

685

Chuyên mục:Tim mạch

Hở van tim 2 lá không chỉ là một thuật ngữ y khoa, mà còn là một thách thức đối với sức khỏe của nhiều người. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá nguyên nhân, triệu chứng và các phương pháp điều trị hiệu quả cho tình trạng này. Hãy cùng tìm hiểu sâu hơn về hở van tim 2 lá, từ cơ chế phát sinh đến cách thức quản lý và điều trị, để có thể sống một cuộc sống khỏe mạnh và trọn vẹn hơn. Đừng bỏ lỡ những thông tin quan trọng sẽ được bật mí trong bài viết!

Hở van tim 2 lá là như thế nào?

Tìm hiểu về bệnh hở van tim 2 lá

Tìm hiểu về bệnh hở van tim 2 lá

Van 2 lá bao gồm lá van trước với lá van sau và chúng cùng nhau phân tách buồng tâm nhĩ trái với buồng tâm thất trái. Trong suốt thời kỳ tâm thu, máu sẽ di chuyển qua van động mạch chủ để vào vòng tuần hoàn. Hở van tim 2 lá xảy ra khi van hai lá không đóng kín, dẫn đến mạch máu chảy ngược về tâm nhĩ trái, lâu dần nếu không được phát hiện kịp thời sẽ dẫn đến suy giảm các chức năng của tim.

Xem thêm: 

Các mức độ của hở van tim 2 lá

  • Hở van tim 2 lá 1/4 

Hở van 2 lá 1/4 là mức độ nhẹ, ở giai đoạn này hầu hết người bệnh sẽ không xuất hiện các triệu chứng. Tuy nhiên, nếu có bất kỳ dấu hiệu nào như mệt mỏi, khó thở thì bạn cần đến ngay các cơ sở y tế để được chẩn đoán và có phương pháp điều trị phù hợp.

Hở van 2 lá ở mức độ nhẹ sẽ không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không được phát hiện kịp thời thì bệnh lý có thể tiến triển nặng hơn.

Nếu bạn mắc bệnh hở van tim 2 lá 1/4 thì bạn có thể điều trị bằng cách ăn uống sinh hoạt khoa học hoặc sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để ngăn ngừa tình trạng bệnh biến chứng. 

  • Hở van 2 lá 2/4 

Đến giai đoạn này thì người bệnh đã bắt đầu xuất hiện các triệu chứng như khó thở, mệt mỏi,… Theo các chuyên gia y tế thì đây là mức độ trung bình của bệnh lý hở van tim 2 lá và ở mức độ này thì người bệnh vẫn có thể kiểm soát được tình trạng sức khỏe nếu phát hiện kịp thời. 

Nếu xuất hiện các dấu hiệu như mệt mỏi, khó thở hay tăng huyết áp,… thì bạn cần thăm khám để được chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh và điều trị kịp thời, tránh để bệnh lý tiến triển nặng hơn, làm ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch. 

Ở giai đoạn này, nếu phát hiện bệnh kịp thời thì bạn sẽ chưa phải thay van tim mà có thể điều trị bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ đồng thời cần có chế độ ăn uống hợp lý, tập thể dục đều đặn để cải thiện bệnh lý.

  • Hở van tim 2 lá 3/4 – 4/4 

Hở van tim 2 lá 3/4 – 4/4 là mức độ nặng của bệnh lý hở van tim. Ở giai đoạn này, các triệu chứng như mệt mỏi, khó thở, ho dai dẳng sẽ xuất hiện rõ ràng. Nếu bạn gặp các triệu chứng trên, hãy thăm khám các chuyên gia y tế hay bác sĩ để có phương pháp điều trị phù hợp. 

Đối với những bệnh nhân không phát hiện bệnh kịp thời và để tình trạng bệnh kéo dài sẽ có thể cần phải can thiệp phẫu thuật hở van tim, thậm chí là nguy cơ tử vong.

Các dấu hiệu bệnh hở van tim 2 lá

Dấu hiệu của bệnh hở van tim 2 lá sẽ phụ thuộc vào mức độ của bệnh lý này. Thông thường, nếu hở van tim 2 lá ở mức độ nhẹ, người bệnh sẽ không xuất hiện các dấu hiệu cụ thể. Nhưng đến các mức độ sau, khi tình trạng bệnh tiến triển nặng hơn, sẽ xuất hiện một số dấu hiệu bệnh như:

Tìm hiểu các dấu hiệu hở van tim 2 lá

Tìm hiểu các dấu hiệu hở van tim 2 lá

  • Cơ thể thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt, gây khó khăn trong các hoạt động sinh hoạt thường ngày
  • Khi bạn mắc bệnh hở van tim 2 lá thì tình trạng ho khan sẽ xuất hiện nhiều, dai dẳng nhất là khi về đêm, khiến cho người bệnh mất ngủ.
  • Khó thở là triệu chứng phổ biến của hở van tim 2 lá do máu bị tắc nghẽn ở các mao mạch phổi, khiến người bệnh khó thở khi nằm hoặc vận động cơ thể như tập thể dục.
  • Nhịp tim đập nhanh hơn bình thường cũng là dấu hiệu của bệnh hở van tim 2 lá, khi ấy bạn sẽ có cảm giác trống ngực hay hồi hộp.
  • Một số dấu hiệu khác có thể kể đến như: Phù bàn chân, mắt cá chân hoặc đêm đi tiểu nhiều lần,…

Trên đây là một số dấu hiệu thường gặp ở bệnh lý hở van tim 2 lá. Để biết thêm thông tin, bạn nên tham khảo ý kiến từ các chuyên gia y tế để theo dõi được tình trạng sức khỏe của mình.

Nếu bạn đang cảm thấy bản thân đang gặp phải những dấu hiệu trên thì nên đi khám tim mạch ngay nhé. Đăng kí ngay lịch khám tại Mediplus ngay nhé


    Nguyên nhân gây bệnh hở van tim 2 lá

    Nguyên nhân gây ra hở van tim 2 lá có thể do các bệnh lý sau:

    Tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh hở van tim 2 lá

    Tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh hở van tim 2 lá

    1. Các bệnh lý lá van

    Các bệnh lý lá van là nguyên nhân dẫn đến hở van tim 2 lá, phải kể đến như:

    • Viêm nội tâm mạc bị nhiễm khuẩn 
    • Phình lá van do hở van động mạch chủ ảnh hưởng lên 2 lá van
    • Sa van 2 lá: Đây là nguyên nhân hàng đầu của bệnh lý hở van 2 lá, thường gặp ở phụ nữ
    • Bệnh phì đại cơ tim 
    • Xẻ van 2 lá ở người bệnh còn gọi là thông sàn nhĩ thất
    1. Các bệnh lý vòng van 2 lá
    • Giãn nở vòng van: tâm thất trái sẽ bị giãn nở do tình trạng tăng huyết áp hay tim thiếu máu cục bộ 
    • Tình trạng tăng huyết áp, tiểu đường, suy thận thường gặp ở người cao tuổi dẫn đến thoái hóa van tim
    • Do một số hội chứng như Marfan, Hurler,…
    1. Các bệnh lý dây chằng
    • Thoái hóa dây chằng
    • Vôi hóa dây chằng
    1. Các bệnh lý cột cơ
    • Thiếu máu cơ tim
    • Thâm nhiễm cơ tim như sarcoid, amyloid,..
    • Nhồi máu cơ tim
    1. Yếu tố di truyền

    Di truyền cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng hở van tim 2 lá. Vì vậy nếu gia đình có người mắc bệnh hở van tim, thì bạn cũng nên thăm khám để đảm bảo an toàn sức khỏe cho bản thân.

    Các biến chứng của bệnh hở van tim 2 lá

    Bệnh hở van tim 2 lá nếu không phát hiện sớm sẽ có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho tính mạng như sau:

    • Suy tim là một trong những biến chứng đầu tiên của bệnh hở van tim 2 lá, khi tình trạng hở van tim tiến triển nặng hơn sẽ dẫn đến giãn thất trái và nhĩ trái, làm ảnh hưởng tới các chức năng của tim.
    • Tình trạng rung nhĩ cũng là biến chứng nghiêm trọng của bệnh lý hở van tim 2 lá, theo quy chế hoạt động thì tâm nhĩ sẽ co bóp nhưng do tâm nhĩ trái bị giãn nở quá lớn dẫn đến tâm nhĩ không thể co bóp bình thường mà chuyển qua rung. Và hậu quả của rung nhĩ khiến cho người bệnh suy tim nặng hơn, hay ở trong trạng thái hồi hộp do tim đập nhanh, nguy hiểm hơn nữa có thể dẫn tới đột quỵ.
    • Tử vong là biến chứng cuối cùng của bệnh hở van tim 2 lá do ảnh hưởng đến chức năng tim quá lớn, không thể hồi phục. 

    Phương pháp chẩn đoán hở van tim 2 lá mới nhất 2024

    Khi bạn thăm khám tại các cơ sở y tế, thông thường ban đầu bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử bệnh để có thể đưa ra những xác định ban đầu. Sau đó, bác sĩ sẽ thực hiện chẩn đoán bằng một số phương pháp dưới đây:

    Tìm hiểu các phương pháp chẩn đoán hở van tim 2 lá mới nhất

    Tìm hiểu các phương pháp chẩn đoán hở van tim 2 lá mới nhất

    • Điện tim: Các bác sĩ sẽ thực hiện đo điện tim để phát hiện rung nhĩ và giãn các buồng tim. Một số dấu hiệu như tim đập không đều, ổ đập bất thường trên lồng ngực khi tim căng,..
    • Chụp X-quang: Chụp X-quang là phương pháp chụp hình ảnh để xác định những dấu hiệu bất thường của tim như bóng tim to, giãn nhĩ trái, sung huyết phổi hoặc dịch bên trong phổi.
    • Siêu âm Doppler tim: Đây cũng là một phương pháp chẩn đoán hình ảnh qua sóng siêu âm, các bác sĩ sẽ chẩn đoán được mức độ bệnh dựa vào nhịp tim hiển thị trên máy.
    • Thông tim và chụp mạch: Một số trường hợp thiếu máu cơ tim cục bộ, hay người cao tuổi, rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp,… sẽ được chỉ định chẩn đoán bằng phương pháp này.

    Hiện nay, với nhiều máy móc, trang thiết bị hiện đại thì việc chẩn đoán hở van tim 2 lá không còn quá khó khăn cho người bệnh. Vì vậy, nếu có các triệu chứng của hở van tim, bạn hãy đến ngay các cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác.

    Phương pháp điều trị bệnh hở van tim 2 lá

    Bệnh hở van tim 2 lá có các mức độ khác nhau vì thế phương pháp điều trị cũng có sự thay đổi theo từng mức độ. Bạn có thể tham khảo một số phương pháp điều trị sau đây:

    Tổng hợp các phương pháp điều trị bệnh hở van tim 2 lá

    Tổng hợp các phương pháp điều trị bệnh hở van tim 2 lá

    • Điều trị không phẫu thuật: Với những bệnh nhân điều trị hở van tim ở mức độ nhẹ thì sẽ chưa cần đến các biện pháp can thiệp phẫu thuật hay thay van tim. Tuy nhiên, bạn cũng không nên chủ quan khi ở giai đoạn này mà cần phải có chế độ ăn uống hợp lý, giờ giấc sinh hoạt khoa học và có thể sử dụng các loại thuốc theo chỉ định của bác sĩ để ngăn ngừa tình trạng hở van tim tiến triển nặng hơn. Nếu bạn lo lắng các biến chứng của bệnh lý thì bạn nên thăm khám định kỳ để theo dõi và đảm bảo an toàn sức khỏe tim mạch.
    • Thay đổi lối sống sinh hoạt: Khi hở van tim 2 lá đã tiến triển nặng hơn đến giai đoạn hai, lúc này các dấu hiệu bệnh cũng đã xuất hiện thì bạn cần thăm khám bác sĩ kết hợp với phương pháp tự điều trị tại nhà như điều chỉnh chế độ ăn uống, tập thể dục đều đặn,… Từ đó, tình trạng hở van tim 2 lá sẽ cải thiện đáng kể.
    • Nếu người bệnh đã thực hiện các phương pháp điều trị tại nhà và sử dụng thuốc nhưng tình trạng của bệnh lý vẫn không tiến triển tốt hơn thì bạn cần đến ngay cơ sở y tế để bác sĩ chẩn đoán và tư vấn liệu pháp phù hợp.
    • Điều trị phẫu thuật: Những bệnh nhân ở mức độ nặng của bệnh sẽ có thể phải thực hiện phẫu thuật sửa van tim hoặc thay van tim mới.

    Cách phòng tránh bệnh hở van tim 2 lá

    Bài viết này MEDIPLUS sẽ chia sẻ với bạn một số cách phòng tránh bệnh hở van tim 2 lá như sau:

    • Chế độ ăn uống: Bạn nên điều chỉnh chế độ ăn uống như hạn chế ăn các thực phẩm đông lạnh, đồ ăn nhanh, nước uống có ga hoặc nhiều đường,… thay vào đó bạn nên bổ sung các dưỡng chất như ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi, các loại hạt, thịt,…
    • Lối sống sinh hoạt: Thay đổi lối sống lành mạnh là điều cần thiết để ngăn ngừa tình trạng hở van tim 2 lá. Bạn nên tập thể dục thường xuyên, ít nhất 30 phút mỗi ngày; hạn chế hút thuốc lá hay uống nhiều rượu bia sẽ ảnh hưởng đến phổi và các chức năng của tim mạch.
    • Thăm khám bác sĩ định kỳ: Để đảm bảo sức khỏe tim mạch thì việc thăm khám định kỳ là vô cùng cần thiết, bạn sẽ có thể theo dõi được tình trạng sức khỏe và có biện pháp điều trị nếu cần.
    • Sử dụng thực phẩm chức năng: Bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ hay các chuyên gia y tế về một số loại thực phẩm chức năng hỗ trợ các chức năng của tim mạch từ đó ngăn ngừa bệnh lý hở van tim.

    Kết luận

    Hiện nay, bệnh hở van 2 lá là tình trạng khá phổ biến ở Việt Nam, nếu không được phát hiện kịp thời sẽ có thể nguy hiểm tới tính mạng. Vì an toàn sức khỏe tim mạch, bạn hãy đến ngay với “TỔ HỢP Y TẾ MEDIPLUS” để được thăm khám và lắng nghe tư vấn từ các chuyên gia hàng đầu về tim mạch.

    Địa chỉ: Tầng 2, TTTM Mandarin Garden 2, Phường Tân Mai, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội 

    Hoặc liên hệ theo hotline 1900 3366 để được tư vấn trực tiếp.

    Đánh giá bài viết

      ĐẶT LỊCH KHÁM, TƯ VẤN VỚI BÁC SĨ

      Bài viết liên quan

      Hở van tim sống được bao lâu? Cùng chuyên gia MEDIPLUS tìm hiểu

      Hở van tim là tình trạng xảy ra khi van tim không đóng chặt hoàn toàn, dẫn đến máu chảy ngược về tâm nhĩ, lâu…

      02 Th4, 2024
      565

      Chuyên mục: Tim mạch

      Hở van tim 3 lá 3/4 có nguy hiểm không? Cùng chuyên gia Mediplus tìm hiểu ngay nhé!

      Trong những năm gần đây, cụm từ “hở van tim 3 lá 3/4 có nguy hiểm không?” đã trở nên phổ biến khi nói về…

      26 Th3, 2024
      2.5K

      Chuyên mục: Tim mạch

      Top 5+ Phòng khám tim mạch Hà Nội uy tín

      Các vấn đề về tim mạch thường không biểu hiện rõ ràng nhưng có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng. Đôi khi, mặc…

      08 Th4, 2024
      992

      Chuyên mục: Tim mạch

      Hở Van Tim 2 Lá 2/4 Có Nguy Hiểm Không? Lời Khuyên Từ Chuyên Gia

      Hở van tim 2 lá 2/4 có nguy hiểm không? Là vấn đề đang được nhiều người bệnh quan tâm để hiểu rõ bệnh và…

      22 Th3, 2024
      600

      Chuyên mục: Tim mạch

      Đăng ký khám

      Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

        DỊCH VỤ NỔI BẬT

        Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

        Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

        6.660.000đ

        Tư vấn miễn phí

        CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

        Chia sẻ

        facebook-messenger-icon
        Đặt khám