Hở van tim có chữa được không? Cùng chuyên gia Mediplus giải đáp thắc mắc

Cập nhật 04/04/2024

416

Chuyên mục:Tim mạch

Tim là một cơ quan có chức năng cực kì quan trọng đối với con người, bên cạnh đó, tim cũng có thể gặp các vấn đề và những căn bệnh có thể gây nguy hiểm đến người bệnh, hở van tim một trong số đó. Vậy hở van tim có chữa được không? Hãy cùng các chuyên gia của MEDIPLUS giải đáp thắc mắc này nhé!

Bệnh hở van tim có chữa được không?

Dù nền y học hiện đại trong nước và cả nước ngoài đang ngày càng phát triển nhưng tiếc là vẫn chưa nghiên cứu được loại thuốc nào khôi phục lại được hình dạng cũng như chức năng ban đầu của van tim khi đã bị hở van tim. Hầu hết các phương pháp nội khoa sẽ giúp bệnh nhân kiểm soát các triệu chứng và ngăn ngừa sự biến chuyển xấu của bệnh cũng như phòng ngừa các rủi ro không mong muốn.

Tìm hiểu bệnh hở van tim có chữa được không?

Tìm hiểu bệnh hở van tim có chữa được không?

Can thiệp bằng các phương pháp phẫu thuật nhằm sửa chữa hoặc thay van tim mới cũng đã được các y bác sĩ đưa vào điều trị. Tuy vậy, sau khi phẫu thuật không đồng nghĩa bệnh đã được trị hết hoàn toàn. Đối với van sinh học hay van tự thân, bệnh nhân sẽ phải mổ thay lại van sau 8 – 15 năm. Hoặc dùng van cơ học thì sẽ phải dùng thuốc chống đông máu cả đời. Vậy nên sau khi phẫu thuật, người bệnh cũng cần chú ý đến nhiều yếu tố và nên thường xuyên đi kiểm tra tình trạng bệnh cũng như có một lối sống khoa học hơn để kiểm soát sự tiến chuyển của bệnh cũng như phù hợp với bản thân để tránh bệnh tình nghiêm trọng hơn. 

Theo thống kê hiện nay, người mắc bệnh hở van tim hiện đang có xu hướng tăng nhiều, vậy nên chúng ta không được chủ quan và nên chủ động đi tầm soát tim mạch để luôn có một cơ thể khỏe mạnh. Về việc bệnh lý này có thể chữa được hay không cũng cần dựa vào các yếu tố như sau:

Tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh

Hầu hết những người mắc bệnh hở van tim đều có thể chữa được nhưng cũng không phải tất cả, cũng cần phải dựa vào mức độ nghiêm trọng của người bệnh. Hở van tim được chia thành 4 cấp độ dựa trên mức độ hở của van: 

  • Hở van tim mức độ nhẹ 1/4: Tỷ lệ hở van ở giai đoạn này là 20%
  • Hở van tim mức độ trung bình 2/4: Tỷ lệ hở van từ 21-40%
  • Hở van tim mức độ nặng 3/4: Ở giai đoạn này, van bị hở trên 40%
  • Hở van tim rất nặng 4/4: Giai đoạn này đã là giai đoạn nguy hiểm. 

Tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh mà các y bác sĩ sẽ có các tư vấn khác nhau để điều trị cũng như xác định xem có chữa được hay không.

Sự nguy hiểm của bệnh lý này được xác định theo các mức độ hở của van. Hở van nhẹ (1/4) và trung bình  (2/4) sẽ không cần quá lo lắng nếu như không có các triệu chứng của bệnh. Chỉ khi van bị hở lá van động mạch chủ thì dù là mức độ bệnh là nhẹ nhưng có các triệu chứng đi kèm như đau ngực hoặc suy tim thì khả năng qua khỏi thấp, bệnh nhân cần buộc phải thay van tim.

Đáng chú ý nhất và nguy hiểm khi mức độ hở van từ nặng (3/4) đến rất nặng (4/4). Khi đó, người mắc bệnh sẽ gặp phải các triệu chứng như khó thở, ho, phù, mệt mỏi, nhịp tim thất thường… Các triệu chứng này sẽ gây bất tiện đến người bệnh, làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hằng ngày. 

Đặt lịch khám Tim mạch tại MEDIPLUS ngay để hưởng nhiều ưu đãi hấp dẫn ngay nhé!


    Tùy vào phương pháp điều trị

    Bên cạnh đó, việc xác định được hở van tim có thể khỏi hoàn toàn hoặc cải thiện được hay không còn phụ thuộc vào các phương pháp điều trị. Một số phương pháp điều trị phổ biến như:

    Sử dụng thuốc điều trị hở van tim

    Trong trường hợp hở van tim sinh lý hoặc hở van tim ở mức độ nhẹ, người bệnh sẽ không có chỉ định điều trị phức tạp mà chỉ tập trung vào việc theo dõi ổn định nhịp tim và duy trì lối sống khoa học. Khi mức độ hở van tim đã tiến triển và bắt đầu xuất hiện các triệu chứng nhẹ, người bệnh có thể sử dụng phương pháp điều trị bằng thuốc. Tuy nhiên, thuốc được sử dụng cần phải có sự thăm khám, chỉ định và kê đơn của bác sĩ. Dưới đây là một số loại thuốc điều trị hở van tim bác sĩ khuyên dùng:

    Những loại thuốc chữa bệnh hở van tim

    Những loại thuốc chữa bệnh hở van tim

    • Thuốc chống loạn nhịp: Đây là loại thuốc hỗ trợ điều trị các bất thường về nhịp tim ( quá nhanh, quá chậm, không đều, bỏ nhịp,…).
    • Thuốc lợi tiểu: Loại thuốc này có tác dụng chính làm đào thải một số lượng muối và nước không cần thiết ra bên ngoài cơ thể để tránh áp lực lên hoạt động của tim. Từ đó, người bệnh giảm và phòng tránh được các tình trạng phù nề, giúp điều hòa huyết áp và ngăn ngừa tối đa biến chứng suy tim.
    • Thuốc ức chế men chuyển, giãn mạch: Nhóm thuốc này có khả năng giúp cơ thể điều hòa huyết áp, máu lưu thông dễ dàng. Giảm tỉ lệ co thắt động mạch vành và thư giãn mạch máu giúp tim có điều kiện để hoạt động tốt hơn
    • Thuốc chống đông máu: Đây là loại thuốc phổ biến, thường xuyên được kê cho bệnh nhân mắc các bệnh lý tim mạch. Tác dụng chính của loại thuốc này là ngăn ngừa nguy cơ hình thành các cục máu đông gây tắc nghẽn mạch máu. Từ đó, máu được lưu thông dễ dàng, phòng tránh được các biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, rung nhĩ, suy tim, đột quỵ,..
    • Thuốc chẹn beta: Nhóm thuốc này thường được sử dụng trong các tình trạng cao huyết áp, rối loạn nhịp tim,suy tim,… Nó có khả năng ngăn chặn tác động của hormone adrenalin giúp điều hòa nhịp tim và giảm sức mạnh của các cơn co thắt cơ tim.

    Để giảm thiểu các trường hợp phản ứng ngược với thuốc, người bệnh tuyệt đối không được tự ý sử dụng các loại thuốc đặc trị tim mạch hoặc tự ý điều chỉnh liều lượng và nhóm thuốc nếu không có sự chỉ định của bác sĩ. Đồng thời, đế thuốc phát huy tác dụng một cách tốt nhất, có lợi cho quá trình điều trị, người bệnh cũng cần chú ý uống thuốc đúng liều, đúng giờ theo sự kê toa của bác sĩ.

    Thực hiện phẫu thuật thay hoặc sửa van tim

    Đối với các trường hợp mức độ hở van tim đã tiến triển nặng hơn và có nguy cơ xuất hiện các biến chứng, người bệnh cần thực hiện một số phương pháp can thiệp hoặc phẫu thuật tùy thuộc vào nguyên nhân, mức độ tổn thương và tình trạng sức khỏe:

    Phương pháp phẫu thuật hở van tim

    Phương pháp phẫu thuật hở van tim

    • Phẫu thuật sửa van tim: Phương pháp này sẽ giúp phục hồi một số chức năng tim đã bị tổn thương. Các trường hợp có thể thực hiện được phương pháp này là bệnh nhân bị tổn thương một phần van tim, các chức năng của van tim vẫn hoạt động nhưng yếu ớt.
    • Phẫu thuật thay van tim: Với các trường hợp van tim đã bị mất hoàn toàn chức năng, việc sửa chữa van tim không còn tác dụng, bác sĩ sẽ thực hiện thay thế van tim phù hợp. 

    Tuy nhiên, để tránh xảy ra các biến biến chứng hậu phẫu và để quá trình điều trị có kết quả tốt nhất, người bệnh cần chú ý sinh hoạt, vận động sau phẫu thuật. Bên cạnh đó, có thể thực hiện một số bài tập cải thiện chức năng tim hoặc bổ sung các sản phẩm hỗ trợ tim mạch.

    Có thể tự phát hiện sớm bệnh hở van tim mạch không?

    Hở van tim mạch có thể phát hiện sớm không?

    Hở van tim mạch có thể phát hiện sớm không?

    Thông thường, hở van tim ở giai đoạn đầu, mức độ hở van nhẹ sẽ không có triệu chứng hay biểu hiện rõ ràng, cụ thể làm cho việc phát hiện bệnh trở nên khó khăn chỉ khi kiểm tra sức khỏe hoặc tầm soát tim mạch . Người bệnh lúc này sẽ không gặp bất cứ trở ngại gì trong việc vận động và sinh hoạt. Do đó, để phát hiện sớm bệnh hở van tim hoặc các vấn đề tim mạch khác, người bệnh cần khám và tầm soát tim mạch định kỳ 6 tháng/1 lần hoặc 12 tháng/1 lần. 

    Phương pháp chẩn đoán bệnh hở van tim mạch

    Để chẩn đoán tình trạng và mức độ hở van tim, người bệnh cần thực hiện thăm khám lâm sàng và chỉ định cận lâm sàng phụ hợp. Các phương thức chẩn đoán thường gặp:

    Các phương pháp chuẩn đoán bệnh hở van tim hiện nay

    Các phương pháp chuẩn đoán bệnh hở van tim hiện nay

    • Điện tâm đồ( điện tim): Với phương pháp này, người bệnh sẽ được chẩn đoán chính xác các biểu hiện bất thường của nhịp tim như: rung nhĩ, rối loạn nhịp, dày nhĩ trái, dày thất trái,..
    • Chụp X-Quang ngực: Đây là phương pháp dùng để tạo hình ảnh bóng tim to, bác sĩ sẽ nhìn thấy được các bất thường của tim qua hình ảnh như phù kẽ, phù phế nang, túi dịch,…
    • Siêu âm Doppler tim: Phương pháp quan trọng nhất trong quá trình chuẩn đoán chính xác tình trạng hở van tim. Thực hiện siêu âm tim giúp xác định và đánh giá mức độ hở van, ảnh hưởng của bệnh đến các chức năng của tim, các biến chứng có nguy cơ xảy ra,… Đồng thời, đây còn là phương pháp giúp phát hiện các bệnh lý tim mạch khác của thai nhi.
    • Thông tim và chụp mạch: Đối với các trường hợp hở van tim nặng, bệnh nhân đã lớn tuổi, các phương pháp cận lâm sàng khác không thể kết luận được tình trạng mức độ hở van tim. Khi đó, bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp này để đánh giá chức năng tim hoặc khi dự định can thiệp, phẫu thuật.

    Ngoài ra, còn một số xét nghiệm cận lâm sàng khác như: Chụp cộng hưởng từ, chụp CT cắt lớp, xét nghiệm huyết học, sinh hóa máu,… Tùy vào tình trạng của từng bệnh nhân, bác sĩ sẽ có những chỉ định cụ thể để có thể đưa ra kết luận chính xác nhất.

    Đặt lịch khám Tim mạch tại MEDIPLUS ngay để hưởng nhiều ưu đãi hấp dẫn ngay nhé!


      Kết Luận

      Tổ hợp y tế Mediplus - Địa chỉ thăm khám tim mạch uy tín

      Tổ hợp y tế Mediplus – Địa chỉ thăm khám tim mạch uy tín

      Như vậy, bài viết trên đã giải đáp cho bạn những thắc mắc xoay quanh tình trạng hở van tim. Cho đến nay, thay/ sửa van tim là phương pháp duy nhất để giải quyết triệt để các tổn thương của van tim. Dù vậy, phương pháp này vẫn tồn tại rủi ro. Vì vậy, để phát hiện kịp thời và phòng tránh hiệu quả bệnh lý này, người bệnh cần chú ý đến lối sống sinh hoạt, cần phải chủ động theo dõi, tầm soát tim mạch định kỳ. Tại “ TỔ HỢP Y TẾ MEDIPLUS”- nơi hội tụ các chuyên gia tim mạch giàu kinh nghiệm, cơ sở vật chất khang trang, thiết bị máy móc hiện đại và thường xuyên cập nhật các phác đồ điều trị mới theo hướng dẫn từ các Hiệp hội Tim mạch trong và ngoài nước, người bệnh sẽ được chăm sóc tận tình và chu đáo. Liên hệ ngay với hotline 1900 3366 để đặt lịch khám và được tư vấn trực tiếp!

      5/5 - (1 vote)

        ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

        Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời với chuyên gia.


        Bài viết liên quan

        Hở van tim 2 lá có nguy hiểm không? Chuyên gia giải đáp

        Hở van tim 2 lá có nguy hiểm không? là câu hỏi thường gặp ở những bệnh nhân đang gặp phải tình trạng này. Để…

        21 Th3, 2024
        417

        Chuyên mục: Tim mạch

        Hở Van Tim 3 Lá 1/4 có nguy hiểm không? Đánh Giá Từ Chuyên Gia

        Trong bài viết này, chúng tôi sẽ phân tích và làm sáng tỏ vấn đề: “hở van tim 3 lá 1/4 có nguy hiểm không?”…

        26 Th9, 2024
        399

        Chuyên mục: Tim mạch

        Phát hiện sớm các vấn đề về tim mạch: Tầm quan trọng và hậu quả

        Bệnh tim mạch là các vấn đề sức khỏe liên quan đến tim, do nhiều nguyên nhân dẫn tới. Hiện nay, tại Việt Nam có…

        19 Th3, 2024
        347

        Tham vấn y khoa: BS Hoàng Văn Sơn

        Chuyên mục: Tim mạch

        Hở van tim 1/4: Nguyên nhân và phương pháp điều trị

        Hở van tim là tình trạng xảy ra khi van tim không đóng chặt hoàn toàn dẫn đến máu chảy không theo chiều hướng cố…

        02 Th4, 2024
        418

        Chuyên mục: Tim mạch

        Đăng ký khám

        Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

          DỊCH VỤ NỔI BẬT

          Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

          Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

          6.660.000đ

          Tư vấn miễn phí

          CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

          Chia sẻ

          facebook-messenger-icon
          Đặt khám