Hở van tim có nguy hiểm không? Cùng chuyên gia MEDIPLUS giải đáp thắc mắc

Cập nhật 01/04/2024

410

Chuyên mục:Tim mạch

Hở van tim có nguy hiểm không?” – Đây là một câu hỏi mà nhiều người thường đặt ra khi họ được chẩn đoán mắc phải tình trạng này. Và câu trả lời không thể đơn giản hóa vì nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm loại và mức độ của hở van tim, tình trạng sức khỏe chung của bệnh nhân, và liệu pháp điều trị có sẵn. Vậy, liệu hở van tim có nguy hiểm không? Mức độ nguy hiểm của nó ra sao? Các bạn vui lòng đọc tiếp trong bài viết dưới đây.

Tìm hiểu về hở van tim

Tìm hiểu về bệnh hở van tim

Tìm hiểu về bệnh hở van tim

Bệnh hở van tim là một trong các bệnh lý tim mạch phổ biến. Vậy bệnh hở van tim là gì? Người bệnh sẽ gặp phải các triệu chứng gì?  Các bạn vui lòng theo dõi tiếp bài viết để cập nhật thêm kiến thức về bệnh lý này!

Định nghĩa về bệnh hở van tim

Hở van tim là gì: Hở van tim là hiện tượng khi máu trào ngược vào các khoang trước, nguyên nhân do van tim không được đóng kín trong quá trình đóng lại. Điều này đồng nghĩa với việc tim sẽ phải hoạt động vượt quá mức bình thường nhằm bù đắp cho việc thiếu máu. Khi mà tim phải hoạt động quá tải, có thể gây nên nhiều vấn đề về sức khỏe liên quan đến tim mạch và dẫn đến nguy hiểm.

Các nguyên nhân dẫn đến bệnh hở van tim: 

  • Bẩm sinh: Hở van tim bẩm sinh là yếu tố không thể kiểm soát, thường được phát hiện từ lúc mới sinh ra.
  • Do lão hóa: Thời gian trôi qua khiến các chức năng của tim trở nên suy yếu, nhất là đối với người cao tuổi.
  • Các bệnh lý khác: Viêm nội tâm mạc, sưng động mạch chủ, thiếu máu, tăng huyết áp, cholesterol cao và nhồi máu cơ tim, đều gây ra ảnh hưởng và là nguyên nhân gây ra việc van tim không đóng kín.

Triệu chứng của bệnh hở van tim

Thông thường, bệnh hở van tim sinh lý hoặc hở van tim mức độ nhẹ không có biểu hiện hay triệu chứng cụ thể. Người bệnh chỉ có thể phát hiện khi mức độ hở van tim đã trở nặng. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng hở van tim cũng xuất hiện khác nhau về mức độ và thời điểm. Dưới đây là một số triệu chứng thường gặp ở người mắc bệnh hở van tim:

  • Khó thở: Đây là một trong các triệu chứng thường gặp khi mắc phải bệnh hở van tim, các dấu hiệu sẽ rõ ràng hơn khi bệnh nhân nằm xuống, vận động mạnh hoặc gắng sức. Những cơn khó thở sẽ xuất hiện nhiều hơn khi về đêm, ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh.
  • Tim đập nhanh, đánh trống mạnh liên tục: Là các biểu hiện khi vận động mạnh hoặc kể cả khi không vận động.
  • Mệt mỏi triền miên, khả năng vận động bị hạn chế, giảm sút.
  • Cảm giác chóng mặt, hoa mắt xảy ra thường xuyên.
  • Sưng, phù chân tay, nhất là xung quanh mắt cá (đặc biển xảy ra nhiều vào đêm).
  • Ho khan, đau thắt ngực kéo dài, biến chuyển nặng, không thấy có dấu hiệu thuyên giảm (nhiều vào ban đêm).
  • Khi thay đổi thời tiết sẽ đau nhức các chi.

Nếu bạn đang cảm thấy bản thân đang mắc phải các triệu chứng của bệnh hở van tim mạch thì nên đi khám tim mạch ngay nhé. Đăng kí ngay lịch khám tại Mediplus ngay nhé


    Hở van tim có nguy hiểm không?

    Tìm hiểu bệnh hở van tim có nguy hiểm không?

    Tìm hiểu bệnh hở van tim có nguy hiểm không?

    Cũng như các căn bệnh khác, hở van tim cũng chia nhiều cấp độ bệnh từ nhẹ cho tới nặng. Khi bệnh vẫn chưa tới mức độ nghiêm trọng sẽ không nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của bệnh nhân. Nhưng không vì thế mà người bệnh có thể chủ quan, vẫn cần theo dõi thường xuyên, đặc biệt là siêu âm tim kiểm tra độ hở van để được các y bác sĩ tư vấn và điều trị kịp thời. Tim của người mắc bệnh hở van tim sẽ dần suy yếu nếu như không khắc phục được sớm, từ đó sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe như đột quỵ, suy tim, đông máu hoặc nguy hiểm hơn sẽ dẫn đến tử vong do ngừng tim đột ngột. Khi bệnh lý này chuyển biến nặng dẫn tới nguy hiểm, lựa chọn cuối sẽ là thực hiện phẫu thuật nhằm sửa van tim hoặc thay van tim mới.

    Hở van sinh lý hoặc mức độ hở van tim 1/4

    Hở van tim 1/4, hay còn được gọi là hở van tim sinh lý, nhưng xét đến nguy hiểm hay không vẫn phải nhìn vào các triệu chứng của bệnh kèm theo. Thường sẽ không phải điều trị ở cấp độ này, nhưng nếu bệnh nhân bị hở van động mạch chủ chủ hoặc gặp các triệu chứng như khó thở, đau tức ngực hay mệt mỏi thì cần điều trị càng sớm càng tốt để không bỏ lỡ mất thời điểm tốt nhất trong điều trị. 

    Người bệnh cần theo dõi định kỳ, đặc biệt là siêu âm tim để kiểm tra sự biến chuyển của bệnh lý này để được tư vấn cũng như điều trị kịp thời. Cũng như vậy, nếu như tình trạng này không được theo dõi và kiểm tra định kỳ, một khi hở van tim biến chuyển chuyển thành các mức độ nặng hơn, người bệnh sẽ có nguy cơ gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm hơn so với trước đó như suy tim, rối loạn nhịp tim hay dẫn tới đột quỵ. 

    Hở van tim mức độ trung bình đến nặng

    Hở van tim cũng có nhiều mức độ nặng nhẹ khác nhau. Nếu như hở van sinh lý (hở van ¼) là mức độ bệnh nhẹ nhất thì tiếp đó sẽ là mức độ trung bình (hở van 2/4) đến mức độ nặng (hở van ¾) và cuối cùng là rất nặng (hở van 4/4). 

    Các triệu chứng hở van tim từ mức độ trung bình đến nặng

    Nếu ở mức độ hở van tim ¼ không cần phải điều trị khi không có các triệu chứng đã kể thì ở mức độ 2/4 (trung bình) đến ¾(nặng) thì chắc chắn đã có các triệu chứng nguy hiểm và nếu không chữa trị thì có thể tiến triển gặp những biến chứng nguy hiểm đến người bệnh: 

    • Suy tim: Các chức năng cơ quan của tim có thể suy giảm nếu không được điều trị kịp thời ở căn bệnh hở van tim vì nó gây ra sự cung cấp lượng máu trong cơ thể không đủ. Biến chứng là gan, thận hoặc não có thể gặp tổn thương, và có nguy cơ gây ra những nguy hiểm như phù phổi cấp hay nhồi máu cơ tim.
    • Phù phổi cấp: Sau khi suy tim xảy ra, đây là biến chứng mà người bệnh có thể gặp phải. Phù phổi sẽ khiến cho phổi không thể trao đổi đủ lượng oxy cần thiết, nếu như người bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời, rất có thể sẽ gặp phải nguy cơ đến tính mạng.
    • Rối loạn nhịp tim: Bao gồm cả nhịp tim nhanh và chậm, nghiêm trọng nhất là rung nhĩ. Có nguy cơ tử vong cao nếu không được phát hiện và điều trị ngay.
    • Đột quỵ và tai biến mạch máu não: Là nguyên nhân chính dẫn đến tàn phế và liệt cơ thể.

    Từ các biến chứng kể trên, bạn đã có được cho mình câu trả lời của câu hỏi Hở van tim có gây nguy hiểm hay không? Vì thế, bệnh nhân cần có các biện pháp điều trị từ các y bác sĩ và dự phòng phù hợp.

    Các biện pháp điều trị hở van tim

    Việc lựa  chọn phương pháp điều trị hở van tim cần phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như nguyên nhân gây bệnh và mức độ tình trạng hở van cụ thể. Một số phương pháp điều trị hở van tim ta có thể kể đến như:

    Điều trị bằng thuốc

    Đối với các trường hợp hở van tim sinh lý hoặc hở van tim ở mức độ nhẹ, người bệnh không có chỉ định điều trị cần theo dõi nhịp tim hằng ngày và duy trì lối sống lành mạnh. Khi mức độ hở van tiến triển lên mức trung bình và xuất hiện các triệu chứng nhẹ, người bệnh có thể điều trị bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Một số loại thuốc bác sĩ khuyên dùng:

    Điều trị bệnh hở van tim bằng thuốc

    Điều trị bệnh hở van tim bằng thuốc

    • Thuốc lợi tiểu: Đây là loại thuốc giúp đào thải một lượng muối và nước không cần thiết cho cơ thể ra bên ngoài giúp cho hoạt động của tim trở nên nhẹ nhàng hơn, dễ dàng thực hiện chức năng bơm máu và đồng thời kiểm soát, điều hòa huyết áp.
    • Thuốc chống đông máu: Loại thuốc này thường xuyên được kê cho bệnh nhân mắc các bệnh lý tim mạch. Tác dụng chính của loại thuốc này là ngăn ngừa nguy cơ hình thành các cục máu đông khiến cho quá trình lưu thông máu diễn ra dễ dàng. Từ đó, phòng tránh được các biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, suy tim, đột quỵ,…
    • Thuốc ức chế men chuyển: Nhóm thuốc này có khả năng ngăn chặn hoạt động sản xuất của hormone angiotensin trong cơ thể giúp điều hòa huyết áp, máu lưu thông dễ dàng, giảm tỉ lệ co thắt động mạch vành và thư giãn mạch máu khiến tim có điều kiện để hoạt động tốt hơn.
    • Nhóm thuốc chẹn beta: Nhóm thuốc này có tác dụng ngăn chặn tác động của hormone adrenalin, giúp điều hòa nhịp tim và giảm sức mạnh của các cơn co thắt cơ tim. Chúng thường được sử dụng để hạn chế các tình trạng như cao huyết áp, loạn nhịp tim, suy tim,…
    • Thuốc chẹn kênh calci: Đây là loại thuốc có tác dụng hạ áp, làm giảm nhu cầu oxy của các tế bào cơ tim. Nó giúp tăng cường, thúc đẩy khả năng bơm máu và hoạt động của tim..
    • Một số loại thuốc giảm tiền gánh, hậu gánh khác.

    Tuy nhiên, để giảm thiểu các tác dụng phụ hoặc các trường hợp phản ứng nguy hiểm với thuốc, người bệnh không được tự ý sử dụng thuốc, điều chỉnh loại thuốc hoặc liều lượng thuốc nếu không có sự đồng ý của bác sĩ. Đồng thời, cần uống thuốc đúng liều, đúng giờ, đều đặn để tình trạng bệnh được cải thiện một cách tốt nhất.

    Phẫu thuật

    Trong trường hợp mức độ hở van tim đã tiến triển nặng hơn, bác sĩ có thể chỉ định một số phương pháp can thiệp hoặc phẫu thuật dựa vào nguyên nhân, mức độ tổn thương của van tim và tình hình sức khỏe bệnh nhân.

    • Phẫu thuật sửa  chữa van tim: Đây là phương pháp giúp phục hồi các chức năng bị tổn thương của van tim. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ có thể thực hiện đối với các trường hợp bệnh nhân bị tổn thương một phần van tim, các chức năng của van tim vẫn còn hoạt động nhưng yếu ớt.
    • Phẫu thuật thay van tim: Khi các chức năng của van tim đã hoàn toàn bị mất, bệnh nhân không thể thực hiện sửa chữa van tim. Lúc này, bác sĩ sẽ thực hiện thay thế bằng van tim phù hợp ( van tim cơ học, van tim sinh học).

    Song, để đạt được kết quả điều trị tốt nhất, người bệnh cần chú ý sinh hoạt, vận động sau phẫu thuật hoặc bổ sung các sản phẩm hỗ trợ tốt cho tim mach. Điều đó giúp ngăn ngừa được các nguy cơ gây biến chứng hậu phẫu nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh.

    Điều trị không dùng thuốc

    Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc và can thiệp phẫu thuật khi bệnh trở nặng, người bệnh cũng có thể cải thiện tình trạng bệnh bằng cách thay đổi lối sống, sinh hoạt hằng ngày:

    • Có chế độ ăn uống khoa học, ưu tiên bổ sung các loại rau xanh, hoa quả và thịt cá tươi,…Hạn chế sử dụng đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh hoặc đồ đóng hộp.
    • Duy trì cân nặng phù hợp: Có chế độ ăn uống lành mạnh để duy trì cân nặng ở mức hợp lí, đạt chuẩn cũng làm giảm áp lực, gánh nặng lên hoạt động co bóp của tim.
    • Thường xuyên tập thể dục với mức độ phù hợp, vừa sức. Tránh vận động các động tác quá khó, quá mạnh gây tổn hại đến nhịp thở và hoạt động của tim.
    • Chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý. Duy trì lối sống vui, sống khỏe, giảm thiểu tối đa tình trạng căng thẳng, lo âu, stress.
    • Hạn chế uống rượu bia, cafe và các chất kích thích.

    Kết luận

    Thăm khám tim mạch tại Tổ Hợp y Tế Mediplus

    Thăm khám tim mạch tại Tổ Hợp y Tế Mediplus

    Bài viết trên đã cung cấp cho bạn một số thông tin cần thiết về bệnh lý hở van tim. Theo thống kê, hiện nay người mắc bệnh hở van tim có xu hướng tăng. Vì vậy, chúng ta không nên chủ quan, xem thường tình trạng bệnh lý này. Cần phải chủ động theo dõi, tầm soát tim mạch định kỳ để phát hiện sớm các nguy cơ mắc bệnh. Một địa chỉ thăm khám và tầm soát tim mạch uy tín tại Hà Nội đó là “ TỔ HỢP Y TẾ MEDIPLUS” tại địa chỉ Tầng 2, TTTM Mandarin Garden 2, phường Tân Mai, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội. Liên hệ ngay với hotline 1900 3366 để được tư vấn và biết thêm thông tin chi tiết!

    Đánh giá bài viết

      ĐẶT LỊCH KHÁM, TƯ VẤN VỚI BÁC SĨ

      Bài viết liên quan

      Hở van tim có chữa được không? Cùng chuyên gia Mediplus giải đáp thắc mắc

      Tim là một cơ quan có chức năng cực kì quan trọng đối với con người, bên cạnh đó, tim cũng có thể gặp các…

      04 Th4, 2024
      502

      Chuyên mục: Tim mạch

      Hở van tim 2 lá có nguy hiểm không? Chuyên gia giải đáp

      Hở van tim 2 lá có nguy hiểm không? là câu hỏi thường gặp ở những bệnh nhân đang gặp phải tình trạng này. Để…

      21 Th3, 2024
      487

      Chuyên mục: Tim mạch

      Chi phí mổ hở van tim 3 lá là bao nhiêu? Cùng Mediplus tìm hiểu nhé!

      “Chi phí mổ hở van tim 3 lá” là một trong những yếu tố quan trọng mà nhiều người quan tâm khi đối mặt với…

      18 Th3, 2024
      2.7K

      Tham vấn y khoa: BS Hoàng Văn Sơn

      Chuyên mục: Tim mạch

      Hở van tim 3 lá có nguy hiểm không? Cùng Mediplus tìm hiểu ngay nhé

      Trong bối cảnh tình trạng hở van tim 3 lá, nhiều người tự hỏi: “Hở van tim 3 lá có nguy hiểm không?” Bài viết…

      18 Th3, 2024
      451

      Tham vấn y khoa: BS Hoàng Văn Sơn

      Chuyên mục: Tim mạch

      Đăng ký khám

      Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

        DỊCH VỤ NỔI BẬT

        Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

        Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

        6.660.000đ

        Tư vấn miễn phí

        CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

        Chia sẻ

        facebook-messenger-icon
        Đặt khám