1.2K
Tham vấn y khoa:
•
Tác giả:MEDIPLUS
Chuyên mục:Tim mạch
MỤC LỤC
Suy giãn tĩnh mạch chân diễn ra một cách âm thầm và có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng như huyết khối tĩnh mạch nông hoặc sâu, đau và phù nề ở hai chi dưới. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khoảng 35% người đang làm việc và 50% người đã nghỉ hưu gặp phải giãn tĩnh mạch chi dưới. Nữ giới có tỷ lệ mắc bệnh cao gấp 3 lần so với nam giới. Bệnh lý này gây ra nguy hiểm khi bệnh lý không được phát hiện và điều trị kịp thời thì có thể dẫn đến các vấn đề như chảy máu, loét chân không lành, gây ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Tĩnh mạch là một phần của hệ thống tuần hoàn máu, bao gồm hệ thống van một chiều giúp máu lưu thông một chiều từ tĩnh mạch về tim. Suy giãn tĩnh mạch chân là một bệnh lý phổ biến liên quan đến hệ tim mạch. Đáng lo ngại, ước tính có tới 75-80% bệnh nhân không biết mình bị suy giãn tĩnh mạch.
Giãn tĩnh mạch chân là hiện tượng khi hệ thống tĩnh mạch ngoại vi giãn nở và nổi lên trên bề mặt da. Sự giãn nở này gây áp lực mạnh lên hệ thống van tim, làm rối loạn lưu lượng máu đến tim và khiến máu bị trào ngược. Áp lực này tác động lên các tĩnh mạch, khiến chúng nổi lên trên bề mặt da. Bệnh xảy ra khi thành tĩnh mạch ở chân bị suy yếu hoặc hệ thống van một chiều của tĩnh mạch bị tổn thương.
>>> Xem thêm các bài viết khác:
Bệnh suy giãn tĩnh mạch chân là một biến chứng phổ biến của suy van tĩnh mạch, tác động nghiêm trọng đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày. Tình trạng này đang ngày càng gia tăng và có nhiều nguyên nhân gây bệnh, bao gồm bẩm sinh, tiên phát, thứ phát sau khi mắc bệnh lý khác, cũng như các trường hợp không xác định được nguyên nhân rõ ràng. Dưới đây là các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh:
Bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới là một bệnh lý về tĩnh mạch, tương ứng với mỗi giai đoạn sẽ có một số biểu hiện cũng như triệu chứng nhận biết là khác nhau, cụ thể:
Giai đoạn đầu của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân thường không có triệu chứng rõ ràng, hoặc triệu chứng có thể không đáng kể. Tuy nhiên, một số người có thể cảm thấy đau hoặc khó chịu ở chân sau khi thức dậy hoặc đã ngồi/đứng trong thời gian dài.
Một số triệu chứng kèm theo ở giai đoạn đầu bao gồm:
Ở giai đoạn biến chứng, các triệu chứng bệnh giãn tĩnh mạch chân đã xảy ra rầm rộ và phức tạp hơn, có thể quan sát trực tiếp bằng mắt thường các biểu hiện bên ngoài, cụ thể:
Họ & Tên Số điện thoại:
Δ
Nếu không được chữa trị kịp thời và hiệu quả, bệnh suy giãn tĩnh mạch chân có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, bao gồm:
Khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch chân, người bệnh nên nhanh chóng đi khám để được chẩn đoán và điều trị bệnh sớm nhất. Trước hết bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng, kiểm tra các dấu hiệu và khai thác tiền sử, bệnh sử để có hướng chỉ định tiếp theo phù hợp.
Một số phương pháp cận lâm sàng có ý nghĩa trong chẩn đoán giãn tĩnh mạch chân bác sĩ có thể chỉ định thực hiện:
Theo thống kê, có đến 77,6% số người bệnh suy giãn tĩnh mạch chân không biết bản thân mắc bệnh. Điều này khiến việc phát hiện bệnh muộn gây khó khăn cho quá trình điều trị sau đó.
Để quá trình điều trị đạt hiệu quả cao, người bệnh có thể kết hợp sử dụng những liệu pháp điều trị nội khoa dưới sự hướng dẫn của bác sĩ nhằm tăng sức bền của tĩnh mạch và tăng trợ lực tim.
Trong trường hợp suy giãn tĩnh mạch khi mang thai ở phụ nữ, bệnh thường sẽ tự khỏi trong vòng 3-12 tháng sau khi sinh nên chị em không cần phải lo lắng quá.
Cây rau má
Dùng rau má để chữa suy giãn tĩnh mạch là một cách khác hay, có thể dùng rau má ăn sống, chế biến thành các món ăn, canh hay luộc đều được. Nước ép rau má cũng là một lựa chọn.
Tuy nhiên cũng cần lưu ý trong sử dụng rau má với các đối tượng: phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú, người mắc bệnh đái tháo đường, bệnh gan, những người có hệ tiêu hóa kém… nên hạn chế hoặc ăn với lượng ít
Hoa cúc vạn thọ
Nhờ trữ lượng lớn các chất flavonoid và vitamin C, cúc vạn thọ là một cây thuốc nam giúp chữa suy giãn tĩnh mạch hữu hiệu mọi người có thể tham khảo áp dụng ngay tại nhà.
Cách sử dụng loại hoa này trong điều trị bệnh cũng khá đơn giản, chỉ cần đun hoa rồi lấy vải đã thấm nước đắp lên chân khu vực sưng đau khoảng 5 phút. Ngoài ra, trà xanh hoa cúc tươi cũng hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh khá tốt.
Nha đam
Trong nha đam có chứa nhiều glucomannan, axit gibberellic và axit salicylic và có tính kháng viêm mạnh mẽ có thể làm giảm các cơn đau, sưng viêm khá tốt.
Để sử dụng nha đam trong hỗ trợ điều trị giãn tĩnh mạch chân, mọi người có thể sử dụng phần keo của lá nha đam thoa lên khu vực bị sưng khoảng 20 phút, áp dụng ngày 2 lần để có hiệu quả tố.
Bên cạnh đó, Bác sĩ cũng đưa ra những lưu ý quan trọng trong việc phòng và hỗ trợ điều trị bệnh một cách hiệu quả tích cực:
Suy giãn tĩnh mạch chân là bệnh lý nguy hiểm, nếu không được điều trị sớm sẽ gây nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Hãy chủ động thăm khám sớm ngay khi xuất hiện các dấu hiệu nghi ngờ để có phác đồ điều trị phù hợp. Nếu còn có thắc mắc gì, quý khách vui lòng liên hệ đến Hotline 1900 3366 để được chuyên gia tư vấn hoặc đăng ký khám trực tiếp trên website.
*Bài viết có tính tham khảo thêm, không thay thế việc chẩn đoán và điều trị y khoa!
ĐẶT LỊCH KHÁM, TƯ VẤN VỚI BÁC SĨ
MEDIPLUS Tân Mai
Bài viết liên quan
Hở van tim là tình trạng xảy ra khi van tim không đóng chặt hoàn toàn, dẫn đến máu chảy ngược về tâm nhĩ, lâu…
Chuyên mục: Tim mạch
Xơ vữa mạch vành là căn bệnh nguy hiểm cho sức khỏe, tuy nhiên, việc phát hiện sớm và kiểm soát xơ vữa mạch vành…
Tham vấn y khoa: BS Hoàng Văn Sơn
Hở van tim có di truyền không? Bài viết này sẽ giải đáp câu hỏi về mối quan hệ giữa hở van tim và yếu…
Bệnh tim mạch là các vấn đề sức khỏe liên quan đến tim, do nhiều nguyên nhân dẫn tới. Hiện nay, tại Việt Nam có…
Đăng ký khám
Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời
DỊCH VỤ NỔI BẬT
Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa
Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…
6.660.000đ
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Chia sẻ
GỬI TỚI BÁC SỸ MEDIPLUS
Hãy để lại câu hỏi cho các bác sỹ ngay để được giải đáp kịp thời các vấn đề sức khỏe.